Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu có tiêu chí lọt Top 500 thế giới về "mức độ ảnh hưởng"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) đã công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ nhất của năm 2024. Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng vị trí trong Top 700 thế giới và lần đầu tiên tiêu chí Mức độ ảnh hưởng lọt Top 500 thế giới (vị trí 495).

Trong kỳ xếp hạng tháng 2/2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí số 1 Việt Nam và gia tăng vị trí trong bảng xếp hạng thế giới (từ vị trí 671 lên vị trí 649) và khu vực (vị trí thứ 11 Đông Nam Á - tăng 1 bậc so với kỳ trước và 140 châu Á - tăng 27 bậc so với kỳ trước).

Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu có tiêu chí lọt Top 500 thế giới về "mức độ ảnh hưởng" ảnh 1

Webometrics là Bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học.

Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics vẫn duy trì phương pháp xếp hạng như ở kỳ tháng 1/2021. Tiêu chí Presence (Lượng tài nguyên số hóa) đã được loại bỏ trong phương pháp xếp hạng, tiêu chí Visibility (Mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất (50%), tiếp theo là tiêu chí Excellence (Sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) có trọng số 10% - trong đó, tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) đã tiếp tục mở rộng số hồ sơ nhà khoa học được xem xét và đánh giá trên cơ sở dữ liệu Google Scholar lên tới 290 hồ sơ (top 21-310).

Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu có tiêu chí lọt Top 500 thế giới về "mức độ ảnh hưởng" ảnh 2

Cũng trong kỳ xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 500 thế giới ở tiêu chí Impact - đã cho thấy mức độ lan tỏa mạnh mẽ, bền vững về nguồn tài nguyên số và uy tín học thuật của Đại học Quốc gia Hà Nội tới cộng đồng giáo dục cũng như toàn xã hội.

Top 10 cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics tháng 2/2024 gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (thứ tự 1054), Trường ĐH Duy Tân (thứ tự 1115), Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (thứ tự 1189), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (thứ tự 1312), Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (thứ tự 1550), Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (thứ tự 1712), ĐH Đà Nẵng (thứ tự 2057), Trường ĐH Cần Thơ (thứ tự 2068), Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (thứ tự 2092).

Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu có tiêu chí lọt Top 500 thế giới về "mức độ ảnh hưởng" ảnh 6
Theo VNU Media
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ
HHT - Tổ chức chương trình vui Trung Thu là hoạt động thường niên của nhiều trường học. Tuy nhiên, trong bối cảnh miền Bắc đang chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, hàng loạt trường học tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã thông báo dừng hoạt động vui Trung Thu hoặc thay đổi hình thức tổ chức nhằm gây quỹ ủng hộ cho đồng bào gặp khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.