Đặng Văn Lâm đổi màu áo ở trận Chung kết lượt về, nhưng tại sao các thủ môn hay mặc áo vàng?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước trận Chung kết lượt về giải AFF Cup 2022 với ĐT Thái Lan, ĐT Việt Nam đã đăng ký áo màu xanh cho thủ môn Đặng Văn Lâm. Ở trận lượt đi, Văn Lâm mặc áo vàng và bị thủng lưới 2 bàn - cũng là 2 bàn thua đầu tiên của ĐT Việt Nam ở giải AFF lần này. 

ĐT Việt Nam đã giữ sạch lưới ở AFF Cup 2022 cho đến tận trận Chung kết lượt đi với ĐT Thái Lan. Ở trận này, ĐT Thái Lan ghi 2 bàn vào lưới thủ môn Đặng Văn Lâm. Có một thực tế là giới thể thao, nhất là bóng đá, khá tin vào “tâm linh”, nên nhiều người lập tức cho rằng một phần lý do ĐT Thái Lan ghi được bàn là do… Văn Lâm mặc áo vàng.

Chuyện về “lời nguyền chiếc áo vàng của thủ môn” có lẽ bắt đầu từ kỳ World Cup vừa rồi, khi những đội có thủ môn mặc áo vàng cứ thua và bị loại.

Chẳng hạn, ĐT Tây Ban Nha đã thua ĐT Morocco khi thủ môn Tây Ban Nha mặc áo vàng. ĐT Nhật Bản cũng thua ĐT Croatia khi thủ môn Nhật mặc áo vàng. Trước đó, các “ông lớn” như ĐT Bỉ và ĐT Đức cũng chịu chung số phận. Thế rồi ở trận Chung kết, thủ môn ĐT Pháp là Lloris, đã “liều lĩnh” mặc áo vàng và ĐT Pháp thua ĐT Argentina.

Bởi vậy, nhiều người tin màu áo vàng của thủ môn là không may mắn.

Đặng Văn Lâm đổi màu áo ở trận Chung kết lượt về, nhưng tại sao các thủ môn hay mặc áo vàng? ảnh 1

Thủ môn Lloris của ĐT Pháp mặc áo vàng trong trận Chung kết World Cup 2022. Ảnh: Getty.

Vậy tại sao nhiều thủ môn mặc áo vàng?

Trước hết, thực ra các thủ môn thường mặc màu sáng với một lợi ích là khi tiền đạo đối phương nhìn về phía khung thành (của thủ môn đó), tiền đạo sẽ nhìn thấy thủ môn rõ hơn bất kỳ điều gì hết và vì vậy, có thể khó chú ý đến các khoảng trống của khung thành để nhằm vào mà sút bóng. Không chỉ vậy, khi thủ môn mặc màu sáng thì cầu thủ đối phương sẽ rất dễ nhìn thấy họ và có thể cảm thấy bị sức ép hơn khi sút bóng trong tình huống đối mặt.

Đặng Văn Lâm đổi màu áo ở trận Chung kết lượt về, nhưng tại sao các thủ môn hay mặc áo vàng? ảnh 2

ĐT Nhật Bản cũng không gặp may khi thủ môn mặc áo vàng. Ảnh: Reuters.

Thế còn tại sao lại là áo màu vàng?

Theo trang Goalkeeping Pro, đó là vì màu vàng và màu xanh lá cây sáng được cho là 2 màu có thể gây sao lãng nhất (cho cầu thủ đối phương), đặc biệt trong những trận đấu diễn ra vào buổi tối. Trong những trận đấu buổi tối và nếu ánh sáng đèn không tốt thì thủ môn - mặc áo vàng hoặc xanh lá cây sáng - có thể là điều duy nhất mà cầu thủ đối phương nhìn thấy và như vậy thì cú sút của cầu thủ đối phương sẽ dễ hướng về phía thủ môn hơn là vào lưới. Còn ở những trận đấu vào ban ngày, áo màu vàng và xanh lá cây sáng lại phản chiếu ánh sáng rất tốt, điều này cũng khiến cầu thủ đối phương dễ bị mất tập trung. Tất nhiên là ít thôi nhưng được chút nào hay chút ấy.

Đặng Văn Lâm đổi màu áo ở trận Chung kết lượt về, nhưng tại sao các thủ môn hay mặc áo vàng? ảnh 3

Thủ môn Văn Lâm mặc áo vàng trong trận Chung kết lượt đi. Ảnh: YouTube.

Tuy nhiên, do áo màu vàng đang là “nỗi ám ảnh” với các thủ môn nên có lẽ Đặng Văn Lâm đổi sang áo xanh ở trận Chung kết lượt về để tự tin hơn về mặt tâm lý cũng là dễ hiểu.

Đặng Văn Lâm đổi màu áo ở trận Chung kết lượt về, nhưng tại sao các thủ môn hay mặc áo vàng? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?