Đây là những điều bạn cần làm với thẻ CMND cũ sau khi đã có Căn cước công dân gắn chip mới

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau một thời gian gấp rút làm thẻ Căn cước công dân gắn chip thì cũng đã có nhiều người dân hoàn tất thủ tục cấp mới và nhận thẻ đến tay. Thẻ CMND cũ ở một vài nơi thì cắt góc, một số chỗ thì lại không. Vậy thẻ CMND này có còn sử dụng được không hoặc nếu bị cắt góc không sử dụng nữa thì phải làm thế nào?

Chứng minh nhân dân bị cắt góc còn sử dụng được không?

Theo Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA) thì việc xử lý CMND khi đổi sang CCCD gắn chíp được quy định như sau:

- Trường hợp CMND 9 số và 12 số còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chíp cùng CMND chưa cắt góc cho công dân để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ CCCD gắn chíp. Khi trả thẻ CCCD gắn chíp, tiến hành cắt góc CMND, ghi vào hồ sơ và trả lại CMND.

- Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ CCCD gắn chip qua đường chuyển phát thì tiến hành cắt góc và trả CMND ngay khi làm hồ sơ.

Như vậy, khi thực hiện làm CCCD gắn chip thì CMND 12 số và 9 số còn rõ nét sẽ bị cắt góc và trả lại cho người dân và CMND bị cắt góc không còn giá trị pháp lý và thẻ đó bị hủy.

Đây là những điều bạn cần làm với thẻ CMND cũ sau khi đã có Căn cước công dân gắn chip mới ảnh 1

Sau khi có thẻ Căn cước công dân gắn chip thì nên làm gì?

Xin giấy xác nhận số CMND khi chuyển sang thẻ Căn cước công dân

Việc cấp giấy xác nhận số CMND là một với CCCD 12 số là thủ tục giúp giảm phiền hà cho người dân. Cụ thể, trước đây khi làm các thủ tục như đăng ký tài khoản ngân hàng, bảo hiểm xã hội… người dân sử dụng CMND 9 số thì nay khi được cấp CCCD, các cơ quan quản lý giấy tờ trên không có cơ sở để xác nhận 2 thẻ cùng một chủ sở hữu. Vì thế, việc cấp giấy xác nhận số CMND tạo thuận lợi cho người dân lẫn các cơ quan, tổ chức khi làm việc với nhau.

Đây là những điều bạn cần làm với thẻ CMND cũ sau khi đã có Căn cước công dân gắn chip mới ảnh 2

Nếu bạn đăng ký nhận thẻ CCCD gắn chip mới qua đường bưu điện mà không có giấy xác nhận nếu có nhu cầu thì vẫn có thể liên hệ với cơ quan công an để được cấp thêm. Thời gian cấp giấy xác nhận số CMND cũ là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Chụp lại tất cả thông tin trên thẻ CMND cũ có cắt góc

Việc làm này là cần thiết bởi vì rất nhiều thông tin quan trọng đều liên quan đến thẻ CMND cũ. Các tài khoản trên các ứng dụng hoặc các ví điện tử, tài khoản ngân hàng... thường yêu cầu bạn nhập các thông tin như số CMND, địa chỉ thường trú, ngày cấp, nơi cấp...

Bạn cần chụp lại để sau này có nhu cầu muốn định danh lại tài khoản hoặc thay đổi các thông tin cá nhân. Chưa kể đến các giấy tờ bạn điền trước đây như tờ khai sơ yếu lý lịch, giấy tờ tuỳ thân, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội... đều có liên quan. Thế nên trước khi Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cập nhật đồng bộ và đầy đủ, thì tốt nhất nên lưu giữ lại tất cả các thông tin này để tránh các rắc rối sau này.

Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014, thời hạn cấp CCCD có thể kéo dài từ 7 ngày cho đến không quá 20 ngày làm việc. Nếu trong khoảng thời gian này bạn có làm các thủ tục hành chính hoặc các bạn học sinh, sinh viên có tham gia thi bằng cấp gì thì vẫn nên cầm CMND cũ photo công chứng đầy đủ ra vài bản để phòng hề rủi ro.

Đây là những điều bạn cần làm với thẻ CMND cũ sau khi đã có Căn cước công dân gắn chip mới ảnh 6
Theo TGDĐ
MỚI - NÓNG
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
HHT - Ngày 18/3, trường Tiểu học Chất lượng cao Tràng An (Hà Nội) tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên - Xác lập kỷ lục Việt Nam” chào mừng kỷ niệm niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Có thể bạn quan tâm