Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác!

Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác!
HHT - Tranh cãi về việc dạy - học môn Ngữ Văn được dịp nóng trở lại từ đợt bài văn tả con chó của cậu bé cấp Một "lên sóng". Thế nhưng, liệu tụi mình đã nhìn theo góc độ đúng để thấy môn học cũng rất đáng yêu chưa?

"Không nuôi chó thì không cần phải tả chó"

Sau khi đề bài “nóng” nhất năm được đăng tải trên mạng xã hội, cụm từ “văn học hay xạo học” của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thạch trở nên phổ biến trên các diễn đàn giáo dục. Ý kiến “không có con chó thì không viết về con chó” nói riêng và với mọi bài văn học “phi thực tế” nói chung thì cứ mạnh dạn bỏ giấy trắng khi làm bài văn liên tục được đề cập trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhìn nhận ở một khía cạnh khác, liệu các teen trong thời điểm này có nên vội vàng xuôi theo dòng dư luận mà giơ cao cờ hiệu “chối bỏ chương trình Ngữ Văn” như trên?

Có một môn Văn bạn chưa từng nghĩ tới

Hội “anti Ngữ văn” cho rằng chương trình dạy Văn hiện nay đa số đều “giả dối”, vì chỉ hướng dẫn học sinh những điều trái với sự thật mà văn học thì lại cần nhất là tính “thực tế” (?!). Nhưng với kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, thầy Phan Duy Khôi có chia sẻ trên trang cá nhân của mình: “Tính chất môn làm văn không phải là môn "làm phóng sự", tức thuật lại cái có thật, cái thời sự. Mà là cái môn dạy phát huy kĩ năng tưởng tượng, mường tượng (văn kể chuyện, văn miêu tả), hoặc kĩ năng lập luận (văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội).”

Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác! ảnh 1

Trạng thái được chia sẻ trên trang cá nhân của thầy Khôi.

Tương tự, cô Bảo Châu (giáo viên trường THPT Võ Thị Sáu, Đà Nẵng) cũng chia sẻ: “Sách giáo khoa Ngữ Văn đa số đều là những tác phẩm văn học nổi tiếng giúp học sinh tưởng tượng và cảm nhận. Song song đó có sự kết hợp giữa những văn bản trích báo đài để nghị luận. Giả sử bỏ văn nghị luận thì như đọc một quyển văn xuôi, bỏ văn xuôi thì chỉ cần mua tờ báo về đọc, đâu cần học theo những bài báo in cách đây mười mấy năm trong sách. Vì vậy, học mà chỉ tưởng tượng, cảm nhận hay học Văn chỉ áp vào cái “thấy được”, “có được”, không có sự sáng tạo, tưởng tượng thì đã không là Văn học mất rồi.”

Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác! ảnh 2

Chúng ta thường so sánh nền giáo dục của nước ta với nước khác, chẳng hạn như Mỹ, Úc vì họ cho phép học sinh sáng tạo. Song, như những câu chuyện được kể trên báo đài, đại đa số học sinh những nước đó lại ít khi nào nộp giấy trắng. Bạn Kaithy Uyên (du học sinh Úc) kể lại: “Có một lần cô giáo của mình cho đề bài viết về một sinh vật huyền thoại. Mình chọn viết về con rồng còn bạn mình là tiên răng. Mặc dù chẳng ai trong tụi tớ tận mắt những sinh vật ấy nhưng vẫn ra sức “chém gió”. Sau đó cô vẫn cho điểm như bình thường cho dù mỗi đứa làm một kiểu. Từ đó mình luôn quan niệm, cứ làm hết sức tốt hơn nhiều việc bỏ giấy trắng.”

Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác! ảnh 3

Có thể, cách học này không thể áp dụng hoàn toàn vào nền giáo dục của nước ta hiện nay nhưng nó hoàn toàn có thể phản biện lại với suy nghĩ “không có thì không cần làm, không cần tưởng tượng” đang đầy rẫy trên cộng đồng mạng. Thiết nghĩ nói như kiểu cư dân mạng đang “rần rần” những ngày qua thì tốt nhất chương trình Ngữ Văn đừng yêu cầu nghị luận về Kiều, bởi học sinh lớp 9 đâu có kinh nghiệm... lầu xanh? Hay đâu thể hiểu được tình cha con của ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ bởi vì cha em còn sống sờ sờ và mặt cha em không có thẹo? Có thể thấy vấn đề hiện tại mà môn Ngữ văn đang gặp phải không nằm ở nội dung dạy thực tế hay phi thực tế mà ở phương pháp, cách dạy và cách nhìn nhận của mọi người. 

Chưa tìm được tiếng nói chung trong môn Văn: Vấn đề ở cả hai phía

Có một câu chuyện cười mà tôi từng được nghe kể thế này: Trong giờ học Văn, cô giáo cho đề bài: “Nếu em là giám đốc, em sẽ làm gì trong một ngày?”. Trong khi các bạn nhỏ ai cũng đang “hừng hực” khí thế viết và viết, có một cậu bé ngồi khoanh tay và chẳng làm gì cả. Khi được cô giáo hỏi, em chỉ trả lời: “Em đang chờ thư kí của em đến.”

Cậu bé trong câu chuyện trên cũng như cậu bé trong bài văn “tả con chó nhà em” có sai hay không? Không, bởi vì cả hai cậu bé ấy hoàn toàn thật thà. Thế nhưng, thay vì tưởng tượng để tả con chó vì nhà không có chó, hai cậu bé lại chọn cách không viết gì. Chúng ta muốn môn Văn gần với thế giới hơn nhưng ta lại đang tung hô cho phương pháp chọn cách im lặng không làm gì cả. Cứ chống đối nhau như thế thì bản thân mỗi người làm sao thay đổi được?

Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác! ảnh 4

Lại nói, cớ vì sao mà cư dân mạng bức xúc vì một đề Văn? Vì sao với một đề Văn đơn giản như thế học sinh lại không dám viết, không dám tưởng tượng mà chỉ có thể tìm những bài văn mẫu trên mạng để làm vừa lòng cô giáo, thầy giáo? Phải chăng là do phương pháp học quá “khuôn mẫu” mặc định cô Tấm là phải tốt, An Dương Vương thất bại là tại Mị Châu? Để rồi học sinh không viết đúng ý thầy, ý cô sẽ không được tròn điểm?

Chúng ta đều có thể dễ dàng chỉ ra mối nguy hại của một phương pháp giáo dục rập khuôn, nhưng chúng ta lại chưa làm gì nhiều để thay đổi nó. Bạn có để ý, điển hình nhất là đề thi Văn chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10 do các Sở Giáo dục tổ chức đang đa dạng, mở ra nhiều hướng đi cho học sinh đấy! Chẳng hạn như đề thi Văn lên lớp 10 vừa rồi của TP.HCM, với cả câu đọc hiểu văn bản và nghị luận văn học đều có đề 1 và đề 2 cho học sinh chọn lựa. Với nghị luận văn học, teen nào mà không thuộc bài Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận có thể chọn phân tích ý kiến văn học khái quát ở đề hai.

Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác! ảnh 5
Để môn Văn hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn, hãy thử nhìn nó theo một góc khác! ảnh 6

Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017 tại TP.HCM.

Và nếu nửa kia - tức môn Ngữ Văn đã dần thay đổi, tụi mình cũng nên “bật đèn xanh” cho những đổi mới, teen nhỉ?

QUINN - Ảnh: Internet

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cô dâu tung búp bê Labubu thay hoa cưới, dân mạng muốn việc này thành trend

Cô dâu tung búp bê Labubu thay hoa cưới, dân mạng muốn việc này thành trend

HHT - Một cô dâu đã quyết định tung búp bê Labubu về phía khách mời thay vì tung bó hoa cưới như truyền thống. Khách mời đều rất hào hứng và cư dân mạng cũng không kém, còn mong từ giờ về sau các cô dâu cứ tung búp bê Labubu. Tuy nhiên, cô dâu tiết lộ rằng việc tung búp bê thay hoa cưới không phải là kế hoạch mà do sơ suất.