Đề xuất bỏ quy định “ép học sinh học thêm để thu tiền” ra khỏi Luật Giáo dục

Đề xuất bỏ quy định “ép học sinh học thêm để thu tiền” ra khỏi Luật Giáo dục
HHT - Về các hành vi nhà giáo không được làm ở dự thảo Luật giáo dục, có đại biểu cho rằng không nên đưa nội dung “ép buộc học sinh học thêm để thu tiền”.

Sáng 2/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng cần suy nghĩ, cân nhắc việc đưa khoản “ép buộc học sinh học thêm để thu tiền” vào Điều 69 quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.

Theo quản điểm của bà Hoà, việc giáo viên ép học sinh học thêm chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", không nên đưa vào luật những hiện tượng không phổ biến. Nhắc đến vấn đề dạy thêm học thêm, rất nhiều giáo viên rất ngậm ngùi về nghề.

Đề xuất bỏ quy định “ép học sinh học thêm để thu tiền” ra khỏi Luật Giáo dục ảnh 1
Luật sư Trương Thị Hòa đề xuất bỏ nội dung "ép buộc học sinh học thêm để thu tiền" ra khỏi quy định về các hành vi giáo viên không được làm

“Chúng ta cần cân nhắc điều này bởi những quy định trong Luật sẽ góp phần tạo nên hình ảnh, vị thế nhà giáo. Việc đưa quy định này vào luật sẽ làm tổn thương các nhà giáo", bà Hòa nói.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TP HCM cho rằng hiện chúng ta quy định về sĩ số lớp ở các bậc học như tiểu học không quá 35, THCS không quá 45 học sinh thế nhưng lại có cơ chế gì để đảm bảo các Nghị định.

Như tình trạng sĩ số ở Hà Nội, có luật sư nói Hà Nội đang làm sai luật thì TP HCM, ông Hiếu khẳng định cũng đang làm sai luật rất nhiều. Trừ một vài huyện vùng ven chưa áp lực dân số còn lại sĩ số ở TP HCM rất cao, ở tiểu học có nơi đến 60 học sinh/lớp.

“Với điều kiện như vậy cần phải có cơ chế với bao nhiêu học sinh thì ngân sách sẽ đầu tư, xây dựng trường lớp như thế nào. Điều này cần đưa vào luật để không ảnh hưởng đến quyền học tập đạt chuẩn chất lượng của học sinh”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng đều cập đến quy định Nhà giáo trong dự thảo Luật. Trong trường học, hiệu trưởng vừa là công chức, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước nhưng cũng vừa là nhà giáo. Nhưng theo quy định thì Nhà giáo là thầy cô giảng dạy, không bao gồm hiệu trưởng, quản lý các đơn vị là chưa hợp lý. Hiệu trưởng mất rất nhiều chế độ dành cho nhà giáo.

Đề xuất bỏ quy định “ép học sinh học thêm để thu tiền” ra khỏi Luật Giáo dục ảnh 2
Đại diện Sở GD- ĐT TP HCM đề xuất cần có cơ chế đầu phù hợp với sĩ số thực tế để đảm bảo quyền học tập chất lượng cho trẻ

Theo ông Hiếu, nên định nghĩa Nhà giáo là thầy cô trực tiếp giảng dạy và các quản lý trong các cơ sở giáo dục. Sở GD- ĐT TP HCM cũng đã kiến nghị về nội dung này rất nhiều lần vì quy định này khiến nhiều giáo viên không muốn lên làm quản lý.

Phó GĐ Sở GD-ĐT TP HCM cũng góp ý, Luật Giáo dục chỉ nên quy định hai loại hình trường chính là công lập (có vốn đầu tư nhà nước) và ngoài công lập (vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân). Trong đó loại hình ngoài công lập bao gồm các trường dân lập, tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài. Cách phân chia theo loại hình đầu tư như vậy sẽ thuận tiện hơn trong công tác quản lý.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
HHT - Chiều 26/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ hội quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
HHT - Tại khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, 200 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc được nghe bác Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ những câu chuyện lịch sử, ý nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.