Điện thoại sạc qua đêm phát nổ khiến người dùng bỏng nặng, cần lưu ý gì để phòng tránh?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một cặp vợ chồng ở Tuyên Quang cắm sạc điện thoại qua đêm để đầu giường, đến sáng sớm vật này phát nổ, khiến cả hai bị bỏng nặng phải nhập viện.

Ngày 28/12, đại diện Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, hai bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Phòng khám đa khoa Hùng Vương - Kim Xuyên, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, trong tình trạng bỏng nặng vùng mặt, tay, chân, diện tích khoảng 20%.

Các bác sĩ cấp cứu xử trí vết bỏng, giảm đau, chống sốc và chuyển về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ để tiếp tục điều trị. Hiện sức khỏe cặp vợ chồng ổn định nhưng việc phục hồi cần nhiều thời gian.

Theo gia đình cho biết, bệnh nhân cắm sạc điện thoại qua đêm, bất ngờ vật này phát nổ vào sáng sớm, gây cháy màn, chăn và lan vào người bệnh. Hiện chưa rõ nhãn hiệu và tình trạng của điện thoại, dây sạc cặp vợ chồng sử dụng.

Bác sĩ khuyến cáo:

- Không vừa sạc vừa sử dụng điện thoại, không sạc qua đêm, nơi sạc cần cách xa người và vật liệu dễ cháy.

- Không nên dùng điện thoại khi ngồi cạnh khu vực tỏa ra lượng nhiệt lớn như bếp lò, dưới trời nắng nóng... khiến thiết bị có thể hấp thụ nhiệt, nóng lên và phát nổ.

- Nên sử dụng thiết bị công nghệ chính hãng, có kiểm duyệt an toàn.

- Đối với nạn nhân bị chấn thương do điện thoại phát nổ khi sạc, cần nhanh chóng ngắt nguồn thiết bị để tránh điện giật. Băng bó vết thương, bất động chi và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Điện thoại sạc qua đêm phát nổ khiến người dùng bỏng nặng, cần lưu ý gì để phòng tránh? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Hiện nay, loại pin được dùng phổ biến trong hầu hết các smartphone là pin Lithium-ion, và chúng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá cao có thể làm cháy nổ điện thoại, điều này đã được thừa nhận. Còn nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ khiến pin bị xuống cấp nhanh chóng.

Việc sạc pin qua đêm có thể khiến điện thoại tăng nhiệt độ, lí do bởi năng lượng hao phí chuyển hoá từ dòng điện chảy qua liên tục. Bên cạnh đó, một vài tác nhân khách quan khác gộp lại có thể gia tăng nguy hiểm tiềm tàng như điện thoại bị chèn ép bởi nệm gối hay ốp lưng quá bí... làm điện thoại không thể thoát nhiệt nhanh.

Ngoài ra, việc thay pin không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng cũng là nguyên nhân lớn cho độ bền của điện thoại cũng như sự an toàn của bạn.

Điện thoại sạc qua đêm phát nổ khiến người dùng bỏng nặng, cần lưu ý gì để phòng tránh? ảnh 5
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm