Dù chọn ở lại hay bay đến những miền đất mới, Hoa Học Trò vẫn luôn là “nhà”

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong suốt những năm qua, tớ gặp được rất nhiều hạt mầm khác đã vươn chồi từ vườn ươm Hoa Học Trò. Cho dù những hạt mầm ấy khi trưởng thành chọn ở lại, hay bay đi đến miền đất mới, Hoa Học Trò vẫn được trân trọng gọi là “nhà”, là “đại gia đình” của nhiều thế hệ cộng tác viên nhà Hoa.

Tớ còn nhớ lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên số Hoa Học Trò 590 cách đây 16 năm trước, cậu bạn thân đã cầm số báo ấy chạy vòng quanh lớp, kéo theo một đám bạn lao nhao đuổi theo, cố giành lấy tờ báo xem nội dung là gì.

Cùng hôm ấy, tớ nhờ Khánh Ly - cô bạn học cùng, khởi nghiệp bằng việc bán báo Hoa tại cổng trường và trong các lớp học, mang một tờ Hoa thơm mùi giấy mực tặng cho cậu bạn crush lớp bên. Đến tận bây giờ, tớ vẫn không biết ngày đó, crush có đọc hết truyện ngắn trên số báo đó không? Cậu ấy có biết tớ là người viết hay không? Nếu biết, cậu ấy cảm thấy thế nào?

Cho đến giờ, tất cả những câu hỏi ấy vẫn cứ là ẩn số, mà tớ đã thôi không còn tò mò nữa. Tình cảm đó là một hạt giống mãi chẳng thể ươm thành cây con.

Dù chọn ở lại hay bay đến những miền đất mới, Hoa Học Trò vẫn luôn là “nhà” ảnh 1

Hoa Học Trò 590 - số báo đầu tiên tớ có truyện ngắn đăng, đến giờ tớ vẫn giữ.

Bù lại, nhờ Hoa Học Trò 590 mà nhân duyên của tớ với Hoa Học Trò đến giờ vẫn cứ nối dài theo năm tháng, có lúc tưởng đã đứt gãy đôi lần, nhưng kì diệu làm sao, cho đến bây giờ, tớ vẫn là một mầm cây trong ngôi nhà thân thuộc ấy.

Lúc mới đầu, bộ sưu tập báo Hoa mà tớ có là di sản được trao truyền từ bà chị họ, vốn là H2Ter thời kì đầu. Rồi tớ cũng có những số báo đầu tiên của riêng mình, được chú bưu tá chuyển đến tận nhà vào mỗi sáng thứ Hai đầu tuần.

Bao giờ cầm tờ báo nóng hổi trên tay, tớ cũng đều mở nhanh tới mục Truyện ngắn để xem tuần này sẽ đăng truyện ngắn của tác giả nào. Sau đó, sẽ lật tiếp sang mục Trò chuyện đầu tuần để đọc những bài viết cảm thức do chú Đoàn Công Lê Huy chấp bút.

Tớ chia bộ sưu tập báo Hoa của mình thành từng nhóm, dựa theo tác giả của mục Truyện ngắn. Những số H2T có truyện của chị Hoàng Thùy Linh được xếp vào một nhóm, các số báo có truyện của anh Minh Nhật được xếp vào một nhóm khác... Cứ như vậy, tớ có khoảng 5- 6 nhóm báo khác nhau.

Dù chọn ở lại hay bay đến những miền đất mới, Hoa Học Trò vẫn luôn là “nhà” ảnh 2

Bộ kỉ vật 15 năm do H2T phát hành nhân dịp sinh nhật, cùng những số Trà Sữa Cho Tâm Hồn phiên bản đầu tiên từng khiến tớ đếm ngày, chờ ấn phẩm phát hành.

Cũng chẳng biết từ bao giờ, tớ có hứng thú lạ kì với những tác giả đứng sau những trang viết ở Hoa Học Trò, thậm chí còn đoán các cây bút thường xuyên có bài đăng chắc phải là những người lớn tuổi.

Khi Hoa Học Trò số 500 có một box nhỏ ở cuối mục Truyện ngắn (do chị Quỳnh Vân phụ trách thời điểm đó), bật mí về tác giả Minh Nhật nổi đình đám với thành tích đăng truyện liên tục cả tháng trời trên H2T, tớ đã ố á ngạc nhiên khi biết anh Minh Nhật chỉ hơn mình 1 tuổi, vẫn đang là học sinh trong trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Khám phá ấy thật sự như một cú nổ “bùm” trong đầu của cô nhóc học cuối cấp Hai khi biết rằng tuổi tác không hề là trở ngại, miễn là có thể mang tới một câu chuyện hay.

Những ngày tháng sau đó, tớ tìm mọi cách để đến gần với số 5 Hòa Mã (địa chỉ một thời đặt trụ sở Hoa Học Trò), từ việc gửi truyện viết tay qua bưu điện, gửi qua email của chủ mục... Thậm chí vào một đẹp trời, tớ và cô bạn thân còn bùng tiết học thêm Hóa, dò dẫm hỏi gần 10 bác xe ôm để đạp xe 7km từ nhà tới số 5 Hòa Mã, chỉ để xem tòa báo H2T trông thế nào.

Dù chọn ở lại hay bay đến những miền đất mới, Hoa Học Trò vẫn luôn là “nhà” ảnh 3

Những số báo có bài đăng cho đến giờ vẫn là "kho báu" của tớ.

Ròng rã suốt một thời gian, tớ và Thảo - cô bạn viết cùng thời đó, nhận được điện thoại của chị Quỳnh Vân hẹn gặp tại chính số 5 Hòa Mã. Bọn tớ vừa háo hức, vừa lo lắng, còn nghĩ có cuộc hẹn gặp với chị chủ mục thì truyện ngắn chắc sắp được đăng rồi.

Ai ngờ lại là một quả bom xịt toàn tập. Vì hóa ra những truyện ngắn mà chúng tớ nghĩ là đã hay lắm rồi, vẫn còn có quá nhiều lỗi để có thể chiếm trọn 2 trang trên tờ báo có số lượng độc giả đông đảo lên tới hàng vạn.

Vậy là tớ lại viết, viết, viết không ngừng nghỉ, với rất nhiều hi vọng, và lắm lúc là cả... tuyệt vọng vì không biết truyện cứ bị “đổ” dài dài đến bao giờ. Cho tới một ngày, một hạt mầm (ươm quá lâu) cũng nảy lên chồi biếc.

Và cho đến giờ, khi đã đi cùng Hoa Học Trò một quãng đường dài, có những lúc tưởng chừng mình chẳng còn gì để đóng góp cho Hoa Học Trò nữa, tưởng như đã cạn vốn liếng hết cả rồi, thì người bạn lớn ấy lại trao cho tớ một cơ hội khác. Cứ thế, trong suốt những năm qua, tớ gặp được rất nhiều hạt mầm khác đã vươn chồi từ vườn ươm Hoa Học Trò. Cho dù những hạt mầm ấy khi trưởng thành chọn ở lại, hay bay đi đến miền đất mới, Hoa Học Trò vẫn được trân trọng gọi là “nhà”, là “đại gia đình” của nhiều thế hệ HHTer.

Dù chọn ở lại hay bay đến những miền đất mới, Hoa Học Trò vẫn luôn là “nhà” ảnh 4

Khi tháng 10 về, Hoa Học Trò ghi dấu cột mốc 30 năm ngày phát hành số báo đầu tiên, cũng là lúc Facebook của tớ ngập hình ảnh và câu chuyện gắn với Hoa Học Trò được mọi người kể lại. Đó không chỉ là hồi ức, mà còn là những câu chuyện truyền cảm hứng cho những hạt mầm đang được Hoa Học Trò gieo trồng.

Đến giờ, mối tình gà bông của tớ và Hoa Học Trò đã bước sang năm thứ 16. Nhờ H2T mà thanh xuân của tớ cứ nối dài, tưởng chừng như vẫn đang ở tuổi teen.

Sau tất cả, cảm ơn Hoa Học Trò vì những cơ hội và cảm hứng mà H2T đã trao đi. Hãy tiếp tục vững bước nhé, người bạn lớn trong tim tớ!

MỚI - NÓNG
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
HHT - Liên quan đến vụ tài xế taxi “chặt chém” gia đình một bé gái 13 tuổi từ Lào Cai khi xuống Hà Nội chữa bệnh đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận bé gái hiện đang được điều trị hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh viện và các nhà hảo tâm.

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.