Đừng để tiềm năng xuất sắc trong bạn chỉ đạt đến mức “vừa đủ tốt”!

Đừng để tiềm năng xuất sắc trong bạn chỉ đạt đến mức “vừa đủ tốt”!
HHT - Mọi tài năng, kỹ năng cũng đều giống như cơ bắp của bạn. Hoặc là bạn luyện tập đều đặn, hoặc là bạn sẽ không thể giữ được chúng!

Nếu bạn muốn biết sự thật, thì tôi chưa bao giờ là một ca sĩ giỏi.

Tôi có thể hát đúng nhạc. Và tôi còn biết đọc ký âm – mẹ sẽ làm chứng cho tôi về việc đó. Mẹ bắt tôi học piano cho đến khi tôi có thể chơi được ba bài hát. Bởi mẹ tôi là bạn thân của cô Page – trong khi các con của cô Page đều là đội trưởng các đội văn nghệ, nên nếu tôi mà không tham gia chút văn nghệ nào thì sẽ suốt ngày nghe mẹ so sánh.

Cho nên, học nhạc cũng không sao, vì thực ra là tôi thích hát. Anh Bud – anh trai tôi – có giọng hát cực hay. "Bài hát Hawaii" của anh ấy – mà anh ấy luôn tự đánh ghi-ta – thường xuyên được hát ở các đám cưới hay liên hoan trong khu phố. Tôi từng nghĩ sẽ rất tuyệt nếu tôi được hát với anh Bud. Tôi cũng tưởng tượng chúng tôi lập một ban nhạc, rồi tôi học chơi bass với hy vọng ngang ngửa được với tài chơi ghi-ta của anh Bud.

Tôi tập piano chỉ vừa đủ để chơi được 3 bài hát!

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải hát hay bằng anh Bud. Tôi chỉ cần hát vừa đủ hay thôi. Cho nên, tôi cũng không phiền lòng khi một vài lần đầu tiên tôi hát trước đông người thì không được cổ vũ nhiều như anh Bud.

Lần hát solo đầu tiên của tôi là trong một buổi nhạc kịch. Lúc đó, tôi 13 tuổi nhưng khá cao to, nên được đóng vai một thiếu niên 16 tuổi ngang bướng. Thật không may, giọng tôi hồi đó chưa "vỡ" hẳn, nên tôi phải hát phần… giọng nữ cao. Tôi hát được hầu hết các nốt, mặc dù nghe không hẳn là giống "một thiếu niên 16 tuổi ngang bướng"!

Lần hát solo thứ hai của tôi là ở trường trung học. Lần này, tôi được hát hẳn một bài. Tôi luyện tập chăm chỉ và nghĩ rằng mình đã làm tốt, cho đến khi đạo diễn chương trình gợi ý tôi nên… đọc thơ thay vì hát. Tôi đành làm theo, và nói chung là… cũng vừa đủ tốt.

Dù là việc hát hay đọc thơ, tôi cũng chỉ làm đến mức… vừa đủ tốt!

Trong vài năm sau, tôi hát nhóm nhiều lần, nhưng vẫn rất lo lắng về việc hát một mình. Cho nên, năm 18 tuổi, khi tôi được đề nghị hát đơn trong một buổi biểu diễn từ thiện, tôi vẫn rất e ngại. Nhưng tôi nghĩ mình phải cố gắng phấn đấu cho nổi tiếng bằng anh Bud thì mới có hy vọng lập ban nhạc. Cho nên, tôi lại luyện tập và cuối cùng, khi tôi đứng lên sân khấu hát, tôi có cảm tưởng như mình là một ngôi sao mới.

"Nhiều năm trôi qua" – Tôi hát – "Một số ngày rất đẹp, một số thì rất tệ…".

Nói cho khách quan thì bài hát khá tốt – cho đến chữ "tệ". Giọng tôi vỡ, và chữ "tệ" nghe rất… tệ. Một vài người bạn của tôi ngồi dưới ghế khán giả đã phá ra cười. Tất cả mọi người khác thì cúi nhìn xuống chân mình, có lẽ xấu hổ thay cho tôi. Và bỗng nhiên, sự nghiệp ca hát của tôi như chấm dứt.

Trong vài năm sau đó, tôi không biểu diễn ở đâu nữa. Cuối cùng, tôi đã không hề chơi nhạc theo bất kỳ một cách nào, dù rằng âm nhạc đã từng là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Nhiều năm sau, khi tôi thử hát lại, thì mọi thứ dường như đã khác. Âm nhạc như đã rời bỏ tôi. Tôi không thể hát hay, và cũng không còn cảm hứng gì cả. Dường như chút tài năng – nếu tôi có – cũng đã biến mất do tôi không động đến. Giờ thì tuyệt đối không còn kỳ vọng gì về việc lập ban nhạc với anh Bud nữa!

Sau nhiều năm không động đến âm nhạc, thì dường như âm nhạc đã rời bỏ tôi.

Tôi thực ra cũng không định theo nghiệp ca hát. Nhưng câu chuyện này khiến tôi ghi nhớ, bởi tôi thấy rằng tài năng – kể cả những tài năng nhỏ bé – đều có mặt nào đó giống như cơ bắp của chúng ta vậy. Hoặc là bạn sử dụng nó đều đặn, hoặc là bạn sẽ mất nó. Tất nhiên, hành tinh này vẫn cứ quay dù không có âm nhạc của tôi. Nhưng có những người khác mà tài năng của họ có thể tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa trên thế giới này. Hẳn thế giới sẽ thiếu thốn rất nhiều, nếu tài năng của những người có thể là Mozart tiếp theo, Einstein tiếp theo, Mark Twain tiếp theo… lại không được sử dụng, không được khám phá, không được phát huy, rồi dần mất đi. Cho nên, bạn hãy tận dụng và phát triển bất kỳ tài năng hay sở thích nào mà bạn có, bởi sẽ rất đáng tiếc nếu tiềm năng có thể đạt đến mức xuất sắc trong bạn lại chỉ được luyện tập để phát triển đến mức "vừa đủ tốt".

Và trong trường hợp đó, thì "vừa đủ tốt" sẽ là… không đủ tốt đâu!

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Những cuốn sách hữu ích cho Gen Z tìm hiểu chuyên sâu về báo chí, truyền thông
Những cuốn sách hữu ích cho Gen Z tìm hiểu chuyên sâu về báo chí, truyền thông
HHT - Bộ sách chuyên sâu về Báo chí - Truyền thông mới được NXB Trẻ giới thiệu, cung cấp góc nhìn sâu sắc, đa chiều và đầy cảm hứng về hàng loạt những vấn đề cơ bản của báo chí trong Thời đại Số: Báo chí trực tuyến, báo chí di động, báo chí trên các nền tảng truyền thông xã hội, vấn nạn tin giả, triển vọng của trí tuệ nhân tạo, kỹ năng phỏng vấn số...

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.