Gần 70% trúng tuyển sớm là thí sinh ảo, gây khó khăn cho các trường khi xét tuyển

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Thông tin trên được PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 - 2024 khối Giáo dục Đại học chiều ngày 26/8 tại TP.HCM.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), số thí sinh thi tốt nghiệp THPT có giảm vào năm 2023 nhưng lượng đăng ký xét tuyển Đại học, cao đẳng giáo dục mầm non tăng 4,56% so với 2022.

Cụ thể, số thí sinh dự thi THPT năm 2022 là 1.011.589 thí sinh, có 620.477 thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học, cao đẳng, chiếm 61,34%. Năm 2023, trong tổng số 1.002.100 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT; có 660.258, chiếm 65,9%.

Tổng số nguyện vọng năm nay là 3.396.325, cao hơn mức 3.098.730 của năm trước.

Gần 70% trúng tuyển sớm là thí sinh ảo, gây khó khăn cho các trường khi xét tuyển ảnh 1

Số liệu tuyển sinh Đại học chính quy năm 2022 và 2023 (Nguồn: Vụ Giáo dục Đại học).

Theo số liệu cập nhật mới nhất, số thí sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống năm 2023 tăng 7,9% so với 2022. Trong đó, thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng (NV) 1 là 49,1% số thí sinh đăng ký xét tuyển. Thí sinh trúng tuyển ở 3 NV đầu tiên chiếm 74,9% và trúng tuyển ở 5 NV đầu tiên là 85,1%. Trung bình 1 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,76 NV.

Chia sẻ cụ thể hơn về kết quả trúng tuyển sớm, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho hay, thí sinh trúng tuyển sớm chọn đăng ký NV1 là 32,2%. Số thí sinh trúng tuyển thẳng theo quy chế xác nhận nhập học ngay chỉ chiếm 30,48%.

Số liệu này cho thấy quy trình, quy chế đang giúp cho thí sinh có cơ hội trúng tuyển ở những NV ưu tiên hơn chứ không phải theo tuyển sớm và tuyển thẳng.

"Số lượng thí sinh trúng tuyển sớm chọn đăng ký NV1 chỉ chiếm 32,2%, như vậy còn gần 70% thí sinh có nguyện vọng ảo, chưa phải là nguyện vọng yêu thích nhất. Do đó, các trường cũng khó dự báo thí sinh ảo. Đây là điều cảnh báo các trường để điều chỉnh phương án ở những năm sau", bà Thủy nhấn mạnh.

Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng, năm 2023, vẫn còn trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.

Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học cũng lưu ý hiện nay thí sinh đang trong giai đoạn xác nhận nhập học trực tuyến do vậy các trường cần được nhắc nhở, đôn đốc, thực hiện đúng thời gian theo quy định.

Gần 70% trúng tuyển sớm là thí sinh ảo, gây khó khăn cho các trường khi xét tuyển ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ

Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ

HHT - Tổ chức chương trình vui Trung Thu là hoạt động thường niên của nhiều trường học. Tuy nhiên, trong bối cảnh miền Bắc đang chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, hàng loạt trường học tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã thông báo dừng hoạt động vui Trung Thu hoặc thay đổi hình thức tổ chức nhằm gây quỹ ủng hộ cho đồng bào gặp khó khăn.
Một trường đại học ở TP.HCM hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Một trường đại học ở TP.HCM hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

HHT - Kinh phí dự kiến để tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 là 100 triệu đồng, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm động viên, tiếp sức đồng bào các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả của thiên tai.
5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.