Google Doodle tôn vinh nhà thơ Sương Nguyệt Anh - chủ bút báo nữ giới đầu tiên ở Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Hình ảnh nhà thơ Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam đã xuất hiện trên Google Doodle nhân 105 năm ngày phát hành số đầu tiên của tờ báo "Nữ giới chung".

Ngày 1/2, trang Google Việt Nam xuất hiện hình ảnh nhà thơ Sương Nguyệt Anh mặc áo dài bên cạnh hoa mai cùng hình ảnh chữ Google cách điệu. Trong lời giới thiệu, Google Doodle tôn vinh Sương Nguyệt Anh là nữ tổng biên tập đầu tiên của Việt Nam. Năm 1917, bà Sương Nguyệt Anh trở thành chủ bút tờ Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) và vào ngày 1/2/1918, số đầu tiên của tờ báo được xuất bản.

Google Doodle tôn vinh nhà thơ Sương Nguyệt Anh - chủ bút báo nữ giới đầu tiên ở Việt Nam ảnh 1

Hình ảnh Google Doodle tôn vinh nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam.

Được biết, bức họa do một nghệ sĩ từ Hà Nội - Camelia Phạm thực hiện. Màu sắc và hình ảnh hoa mai trong tác phẩm cũng được lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng nhất của Sương Nguyệt Anh về cây mai:

Tài không sắc, sắc không tài
Lá úa nhành khô cũng tiếng mai!
Ngọc ánh chi nài son phấn đượm,
Vàng ròng há sợ sắc màu phai!

Ngoài ra, Google Doodle cũng nhận định, nữ chủ bút Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với trí tuệ và nhân cách trong sáng, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Bà là người tiên phong cho các nhà văn và biên tập viên nữ ở Việt Nam và mở đường cho các thế hệ sau.

Bà Sương Nguyệt Anh, tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (có sách chép là Nguyễn Thị Khuê, Nguyễn Xuân Khuê), tự là Nguyệt Anh, sinh ngày 8/3/1864 tại làng An Bình Đông (nay là xã An Đức, Ba Tri, Bến Tre). Bà là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, mẹ là bà Lê Thị Điền, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc.

Thuở nhỏ, bà cùng người chị tên là Nguyễn Thị Xuyến được cha truyền dạy nên giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Vì thế khi khôn lớn, nổi tiếng tài sắc vẹn toàn, hai chị em bà được người quanh vùng ca tụng gọi là Nhị Kiều. Sau này, bà thường được biết đến với các bút hiệu như: Sương Nguyệt Anh, Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh.

Năm 1917, bà theo lời mời của các văn hữu lên Sài Gòn làm chủ bút báo Nữ Giới Chung. Tờ báo quy tụ nhiều cây bút có tiếng dạo ấy, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, tờ báo không duy trì được lâu, đến tháng 7/1918, tờ Nữ Giới Chung bị đình bản.

Google Doodle tôn vinh nhà thơ Sương Nguyệt Anh - chủ bút báo nữ giới đầu tiên ở Việt Nam ảnh 2

Tờ báo với mong muốn đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.

Sau đó, vì tình trạng sức khỏe, bà Sương Nguyệt Anh dẫn cháu ngoại trở về Mỹ Chánh Hòa (Ba Tri). Nhưng được một thời gian ngắn, đôi mắt bà bị mù lòa hẳn. Từ đấy, bà lại tiếp tục bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn. Bà qua đời ngày 9/1/1922 ở độ tuổi 58. Mộ bà hiện nằm cạnh mộ phần của cha mẹ bà, tức nằm trong khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu ngày nay.

Google Doodle là một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google nhằm chào mừng, tôn vinh các ngày lễ, các sự kiện, thành tựu và nhân vật.

Google Doodle tôn vinh nhà thơ Sương Nguyệt Anh - chủ bút báo nữ giới đầu tiên ở Việt Nam ảnh 6
MỚI - NÓNG
Toàn cảnh chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông
Toàn cảnh chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông
HHT - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, T.Ư Đoàn phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, tổng kết, trao giải cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam; phát động cuộc thi tìm hiểu 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam.
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Từ hơn 1,3 triệu bài gửi dự thi Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 với chủ đề “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”, BTC đã chấm chọn và trao giải Đặc biệt cho em Đặng Lê Gia Nhi, học sinh Trường THCS Kim Đồng (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Có thể bạn quan tâm

Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.