Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới sáng 2/2, sẽ còn sương mù và nồm ẩm bao nhiêu ngày nữa?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trạng thái thời tiết nồm ẩm, nhiều sương mù, gió rất nhẹ hoặc gần như không có gió khiến thủ đô Hà Nội đứng đầu trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào sáng 2/2, đúng ngày Tết ông Công ông Táo. Tình trạng thời tiết và ô nhiễm này đã sắp được cải thiện chưa?

Sáng sớm 2/2, ngoài trời Hà Nội sương mù mờ mịt, tình trạng nồm ẩm vẫn tiếp tục. Lúc 7h30’ sáng, Hà Nội trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới, vượt qua cả những thành phố lớn thường xuyên đứng đầu danh sách ô nhiễm như Delhi hay Kolkata (Ấn Độ).

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới sáng 2/2, sẽ còn sương mù và nồm ẩm bao nhiêu ngày nữa? ảnh 1

Ngoài trời Hà Nội sương mù mờ mịt, tình trạng nồm ẩm vẫn tiếp tục trong sáng nay.

Ở thời điểm này, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội là 194, là mức không tốt cho sức khỏe. Chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5, cao gấp 27,9 lần so với giá trị hướng dẫn về chất lượng không khí hằng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới sáng 2/2, sẽ còn sương mù và nồm ẩm bao nhiêu ngày nữa? ảnh 2

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới vào sáng 2/2. Ảnh: IQAir.

Tình trạng ô nhiễm này ngoài lý do là xe cộ đông đúc vào buổi sáng ngày cận Tết thì còn do thời tiết. Vào những ngày nhiều sương mù, ô nhiễm không khí thường trở nên nghiêm trọng hơn, theo trang Science Direct. Khi sương mù tan, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí thường sẽ giảm. Ngoài ra, ở Hà Nội và một số tỉnh thành miền Bắc, gió Đông Nam đang rất nhẹ, mà gió nhẹ thì ít khả năng phân tán các chất ô nhiễm.

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới sáng 2/2, sẽ còn sương mù và nồm ẩm bao nhiêu ngày nữa? ảnh 3

Hướng và tốc độ gió (km/h) ở Hà Nội và một số tỉnh thành miền Bắc sáng 2/2: Gió rất nhẹ. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Theo trang IQAir về chất lượng không khí khắp thế giới, hôm nay là ngày ô nhiễm đỉnh điểm ở Hà Nội trong chuỗi những ngày nồm ẩm và sương mù này. Ngày mai và ngày kia, tình trạng ô nhiễm sẽ giảm, chủ yếu có lẽ do xe cộ tham gia giao thông ít hơn vào cuối tuần.

Độ ẩm ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận ở miền Bắc vẫn duy trì ở mức cao trong những ngày tới, sáng và tối đều hơn 90% (có những lúc đến 96 - 99%).

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới sáng 2/2, sẽ còn sương mù và nồm ẩm bao nhiêu ngày nữa? ảnh 4

Hình ảnh vệ tinh cho thấy sương mù bao phủ Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác ở nước ta vào sáng 2/2. Ảnh: Zoom Earth, JMA.

Kiểu thời tiết sương mù, nồm ẩm được dự báo sẽ thay đổi vào thứ Năm tuần tới (8/2, tức 29 Tết), khi gió mùa Đông Bắc về. Khi đó, trời sẽ khô hơn và chuyển rét.

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới sáng 2/2, sẽ còn sương mù và nồm ẩm bao nhiêu ngày nữa? ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?
Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?