Hà Nội yêu cầu không thu tiền giữ chỗ dù hơn 50K teen sẽ không có suất vào lớp 10 công lập

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Năm nay, khoảng 135.000 học sinh trên địa bàn Hà Nội tốt nghiệp THCS, trong đó chỉ 60% vào các trường công lập. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ hay bất kỳ khoản nào trái quy định, gây khó khăn và bức xúc cho học sinh và gia đình.

Theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội, số học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023 - 2024 khoảng 135.000 học sinh (tăng 5.000 học sinh so với năm học trước).

Trong số các học sinh tốt nghiệp THCS, tỷ lệ chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 60%. Còn lại các học sinh phải lựa chọn theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng. Như vậy, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới đây tại Hà Nội dự kiến khoảng 81.000 thí sinh đỗ vào các trường công lập, còn lại 54.000 bạn không đỗ, phải theo học trường tư hoặc trường nghề.

So sánh số học sinh tốt nghiệp THCS trên tổng số chỉ tiêu đỗ năm nay, tỷ lệ chọi trung bình vào lớp 10 công lập là 1,66, tương đương với các năm trước (năm 2023 trung bình 1 chọi 8, năm 2022 là 1 chọi 1,67 và năm 2021 là 1 chọi 1,61).

Hà Nội yêu cầu không thu tiền giữ chỗ dù hơn 50K teen sẽ không có suất vào lớp 10 công lập ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Theo thông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội, thời gian qua Sở đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ sơ của học sinh. Điều này "gây bức xúc cho học sinh, phụ huynh và dư luận xã hội". Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Hà Nội có gần 600 trường tư thục, từ mầm non tới THPT. Các trường này thường tuyển sinh bằng cách xét học bạ hoặc tổ chức thi riêng. Ngoài học phí và các khoản thu dự kiến về đồng phục, cơ sở vật chất, dịch vụ bán trú, xe đưa đón, nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp thêm phí ghi danh hoặc phí nhập học nếu trúng tuyển. Mức này thường từ 1,5 triệu đồng trở lên, nhiều trường thu 10-20 triệu đồng. Khoản này thường được phụ huynh gọi là "tiền cọc" hay phí giữ chỗ. Nếu học sinh nhập học, trường sẽ khấu trừ vào các chi phí. Còn nếu bỏ, tùy trường, phụ huynh có thể nhận lại hoặc không.

Lãnh đạo một trường tư thục cho biết việc đưa ra yêu cầu tiền cọc để hạn chế tỷ lệ hồ sơ ảo, đồng thời để các gia đình cân nhắc, có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, khoản tiền ghi danh, giữ chỗ gây tranh cãi nhiều năm qua. Lý do là trong các quy định của ngành giáo dục không có khoản này, song nhiều trường nói hoạt động như doanh nghiệp nên được tự thỏa thuận với phụ huynh. Năm 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội từng yêu cầu các trường tư không thu phí ghi danh, giữ chỗ, nhưng từ các năm sau đó đến nay, việc này lại tiếp diễn.

Hà Nội yêu cầu không thu tiền giữ chỗ dù hơn 50K teen sẽ không có suất vào lớp 10 công lập ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm