Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở

0:00 / 0:00
0:00
Nhằm giúp học sinh 2K7 chủ động thay đổi cách học để thích ứng với cấu trúc đề mới, một tiết học Văn đặc biệt và tràn đầy cảm hứng đã được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm bạn học sinh lớp 12 tại Hà Nội, ca sĩ Hoàng Dũng, BTV Sơn Lâm và cô giáo dạy Ngữ Văn có tiếng - Sương Mai.

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Ngữ văn sẽ lấy các kỹ năng giao tiếp làm trục chính, xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết các văn bản cụ thể xuất hiện trong đề thi mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về bộ kĩ năng quan trọng: đọc, viết, nói, nghe.

Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 1
Hàng trăm bạn học sinh 2K7 tham dự tiết học Văn đặc biệt của cô giáo Sương Mai.

Sự đổi mới mạnh mẽ này gây nên nhiều lo lắng, hoang mang cho học sinh, đặc biệt là các sĩ tử chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với những thay đổi lớn trong cấu trúc, nội dung đề thi. Thói quen học thuộc lòng phân tích, thậm chí "học vẹt" bài mẫu đã không còn tính ứng dụng, đòi hỏi học sinh phải tìm ra phương pháp học mới giúp tăng khả năng đọc hiểu, viết lách và cảm nhận văn học hơn, chẳng hạn như xu hướng học Văn với phương pháp tư duy mở được hội lớp 12 yêu thích thời gian gần đây.

Cô Sương Mai - một cô giáo dạy Văn của QANDA STUDY, cũng là người khởi xướng xu hướng này giải thích: “Phương pháp tư duy mở không bắt các bạn phải đưa ra những câu trả lời gò bó, khuôn mẫu mà hãy sử dụng sức mạnh ngôn từ để thể hiện quan điểm của mình. Với người học, mỗi lần khám phá 1 tác phẩm là một lần trải nghiệm cuộc đời, câu chuyện khác nhau và tìm thấy bản thân mình, từ đó đồng cảm và có cảm hứng theo đuổi môn học này”.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 vừa qua, team Học Văn Cô Sương Mai đã có gần 5000 học sinh đạt 8+ môn Văn (trong đó khoảng 2400 điểm 9+), đạt #1 bảng xếp hạng podcast tháng 6 trên Spotify Việt Nam, cán mốc gần 1 triệu lượt theo dõi trên tất cả các nền tảng mạng xã hội phục vụ giảng dạy.

Để các bạn học sinh hiểu hơn về cách học này, cô Sương Mai đã tổ chức một tiết học đặc biệt với sự tham gia của hơn 200 học sinh THPT tại Hà Nội và các bậc phụ huynh. Nhân dịp lễ Vu Lan, tiết học lấy chủ đề: “Hình tượng người cha trong văn học và nghệ thuật nói chung”. Những tưởng đó là loạt kiến thức rất khó nhằn với học sinh, nhưng tiết học lại bắt đầu với một đoạn video trích nhiều hình ảnh người cha trong các bộ phim, clip cuộc sống thường ngày. Việc liên hệ giữa các tác phẩm được diễn ra dựa trên cách cô Sương Mai khắc họa hình ảnh một người cha trong thực tế - người cha không hoàn hảo nhưng sẽ luôn có cách để yêu thương con của riêng mình.

Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 2

Cô giáo Sương Mai.

Cô Sương Mai lấy dẫn chứng từ những văn bản trong chương trình học như Chiếc lược ngà, Chiếc thuyền ngoài xa, Lão Hạc đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngoài sách giáo khoa như Những cánh buồm, Cánh đồng bất tận, Mưu cầu hạnh phúc hay Vùng đất câm lặng. Chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về cha con, cộng thêm cách dẫn dắt để học sinh hướng đến câu chuyện của chính mình, khiến mỗi bạn đều thấu hiểu và cảm nhận rõ nét về các nhân vật hơn.

Đặc biệt, giữa dòng cảm xúc là sự xuất hiện rất bất ngờ của ca sĩ Hoàng Dũng với ca khúc “Đi đâu để thấy hoa bay". Đây cũng là ca khúc Hoàng Dũng viết về cha mình, người cha trong tưởng tượng của ca sĩ với hình ảnh ẩn dụ “hoa bay”. Khoảnh khắc Hoàng Dũng chia sẻ về người cha đã mất từ năm 6 tuổi đã khiến khán phòng lắng đọng, cũng là giây phút các bạn học sinh có mặt tại lớp học đặc biệt này suy nghĩ về tình cảm cha con - không chỉ của riêng bạn mà trong tất cả câu chuyện bạn đã nghe, tác phẩm bạn đã đọc.

Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 3

Ca sĩ Hoàng Dũng.

Sự xuất hiện của Hoàng Dũng cũng là một phần trong tiết học Văn theo phương thức mở tư duy. Văn chương kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác dễ tiếp cận hơn đã đem đến một nguồn cảm hứng rộng lớn, dồi dào, để bất cứ bạn học sinh nào trong tiết học cũng có thể viết ngay một bài văn trước chủ đề “Hình tượng người cha trong văn học và nghệ thuật".

Chưa dừng lại ở đó, hình ảnh người cha lại được khắc họa một cách rõ nét hơn khi buổi học trải nghiệm khép lại bằng một đoạn kịch nói lấy cảm hứng từ tác phẩm “Người Ngựa Ngựa Người” của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Diễn viên duy nhất - cô Sương Mai đóng vai một người cha làm nghề xe ôm đang cố chở nốt vị khách cuối trong đêm giao thừa. Khi phát hiện bị vị khách lừa không trả tiền, người cha bộc bạch nỗi lòng lo lắng, trăn trở vì không đủ kinh phí lo cho các con một cái Tết tử tế.

Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 4

BTV Sơn Lâm - MC chương trình và cũng tham dự tiết học như một học sinh nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi có nghe cô Sương Mai nói rằng muốn mọi người coi văn học là bộ môn nghệ thuật, mọi người đến nghe một phần trình diễn về văn chương như đi nghe một chương trình âm nhạc hay xem một bộ phim. Tôi nghĩ đây là hướng tiếp cận rất mới, hay và tiết học này cũng rất kỳ công. Hình ảnh người cha được nhặt nhạnh từ nhiều hình thức khác nhau: phim, nhạc, thơ và cả cảm xúc của mình. Đây hẳn là một cách chủ đạo trong phương thức học Văn mà cô Sương Mai đang hướng đến”.

Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 5

Trong buổi học trải nghiệm này, team Học Văn Cô Sương Mai còn giới thiệu bộ sách “Đi kiếm mình giữa thế gian rộng lớn", không chỉ là tài liệu văn học tích hợp kỹ năng, kiến thức cho chương trình mới, mà còn là cầu nối đưa độc giả đến gần hơn với văn chương, giúp học sinh thêm tự tin để vững bước trên hành trình “đi kiếm mình” đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng đầy thú vị.

Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 6
Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 7

Cô bạn đam mê rap, từng tham dự casting Rap Việt được truyền cảm hứng theo đuổi ước mơ của mình nhờ những tiết học văn của cô giáo Sương Mai.

Như một cách để chứng minh nguồn cảm hứng tìm kiếm và theo đuổi chính mình đến từ những giờ học văn, cô bạn còn ngẫu hứng lên sân khấu biểu diễn một tiết mục rap sôi động khiến cô Sương Mai và cả khán đài phải đứng dậy vỗ tay trước tinh thần nhiệt huyết theo đuổi đam mê.

“Ai cũng cần bắt đầu từ đâu đó và hình ảnh bạn theo đuổi giấc mơ sẽ là hình ảnh rực rỡ nhất dù bạn có vấp ngã hay thất bại đi chăng nữa. Rất mong các bạn sẽ cho văn học một cơ hội để đồng hành cùng bạn trong hành trình theo đuổi giấc mơ đó, chỉ cần bạn thay đổi cách tiếp cận với văn học thì bạn sẽ nhận thấy văn học là một điều rất tuyệt vời” - cô Sương Mai chia sẻ.

Hàng trăm teen 2K7 ở Hà Nội tham gia học Văn trải nghiệm theo phương pháp mở ảnh 11
MỚI - NÓNG
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
HHT - Trong thời gian gần đây, New Zealand dần trở thành điểm đến du lịch, du học, định cư hấp dẫn bởi vô vàn yếu tố, từ môi trường sống đến các phúc lợi xã hội và chính sách hỗ trợ. Mời bạn cùng bước lên hành trình khám phá mọi ngóc ngách về giáo dục, cơ hội việc làm và lối sống tại đảo quốc Kiwi này.

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.