Hậu thất bại là khoảng thời gian thật tuyệt cho những ai biết chấp nhận

HHT - “Thất bại chỉ là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn”

Em buồn quá anh Sky ơi, em vừa biết tin trượt trong kỳ thi chọn đội tuyển môn Hóa. Em đã phấn đấu với phương châm “bất quá tam”, nhưng lần này là lần thất bại thứ ba cũng như là cơ hội cuối cùng. Em thấy thất vọng bản thân, hụt hẫng và chán chường kinh khủng! Anh cho em một lời khuyên thuyết phục nhất để em vươn lên được không? Em phải cố gắng bao nhiều lần nữa vậy anh? Cám ơn anh!

(Fb-er Nguyen Thao)

Chào cô bé!

Những thất bại liên tiếp đầu đời đều rất khó khăn để chấp nhận. Chẳng ai thích thất bại, ai cũng ghét cay ghét đắng cảm giác của “kẻ thua cuộc”. Nhưng “hậu thất bại” lại là những câu chuyện vô cùng thú vị.

Hậu thất bại là khoảng thời gian thật tuyệt cho những ai biết chấp nhận ảnh 1 Những thất bại đầu đời lúc nào cũng để lại dấu ấn rõ rệt nhất.

Em biết không, vào lúc trang thông tin bách khoa Wikipedia viết về Steve Jobs chuyển đổi sang thì quá khứ (ông qua đời năm 2011), những người hâm mộ đã thêm dòng chú thích vào tiểu sử thành công của ông chữ “thất bại”. Ông bị sa thải ở công ty mà chính mình đã đồng sáng lập: công ty Apple. Ông mở công ty máy tính khác, rồi lần lượt đảm nhiệm vai trò giám đốc điều hành ở Pixar, Walt Disney và cuối cùng quay trở lại Apple. Nhờ kinh nghiệm thất bại mà Jobs đã làm nên điều kì diệu ở một nơi sắp thất bại khác: Giải cứu xưởng phim hoạt hình Pixar bên bờ vực phá sản. Người hâm mộ còn nói đùa với nhau rằng “Cám ơn thất bại của Jobs. Chúng tôi có cơ hội thưởng thức những bộ phim hết sức tuyệt vời: Toy Story, Finding Nemo… và cả chiếc điện thoại mang hình quả táo cắn dở nữa”.

Lộ trình của thành công cần lắm những thất bại. Nhờ thất bại, chúng ta có cơ hội trải nghiệm cảm giác sợ hãi, thất vọng, buồn chán… Thất bại có thể xem như một chất xúc tác, đòn bẩy và cả cảm hứng của thành công. Thất bại là dịp để ta nhìn lại, thay đổi một cách sống, cách học, cách làm việc chưa hiệu quả. Cơ chế tự hoàn thiện bản thân nhờ thất bại mà được khởi động. Mỗi lần vấp ngã, chúng ta có thêm một cơ hội đánh giá lại bản thân. Chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, giàu kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, bãn lĩnh hơn… Hậu thất bại là khoảng thời gian thật tuyệt cho những ai biết chấp nhận và xem nó như một thử thách, đúng không nào?

Hậu thất bại là khoảng thời gian thật tuyệt cho những ai biết chấp nhận ảnh 2 Thất bại có thể xem như một chất xúc tác, đòn bẩy và cả cảm hứng của thành công

Trả lời cho câu hỏi “Chúng ta nên cố gắng bao nhiêu lần?” của em, anh đã tìm ra những con số bảo đảm sẽ làm em ngạc nhiên đây. Tám là số lần thất bại trong các cuộc bầu cử của vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ - Abraham Lincoln - trước khi ông đắc cử. 38 là số lần cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell bị từ chối trước khi tìm được nhà xuất bản. 242 là số lần Howard Schultz đến ngân hàng để thuyết phục đầu tư cho Starbucks. 1.009 là số lần Colonel Sanders bị từ chối trước khi bán được công thức gà rán KFC. 2.000 là số lần Thomas Edison thử nghiệm trước khi bóng đèn điện đầu tiên của thế giới hoạt động. Và 135: số phút mà anh Sky hỏi thăm bác Gúc (Google) để tìm ra các con số có đủ hàng đơn vị, chục, trăm, ngàn để trả lời cho em đấy, cô bé!

“Thất bại chỉ là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn” - Henry Ford - ông chủ hãng xe ô tô Ford nổi tiếng đã nói như vậy mà!

Theo Ảnh mang tính minh họa
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Khỏi đoán già đoán non, những tín hiệu cơ thể này tiết lộ anh ấy sắp "đổ" bạn rồi

Khỏi đoán già đoán non, những tín hiệu cơ thể này tiết lộ anh ấy sắp "đổ" bạn rồi

HHT - Cảm xúc và suy nghĩ thực sự của một người luôn là những câu đố khó giải. Thay vì ngồi đoán già đoán non, chúng ta có thể để ý những tín hiệu cơ thể, đó là những cử chỉ, hành động của họ dành cho bạn mỗi khi gặp gỡ. Nó sẽ cho bạn rất nhiều manh mối để đoán biết tình cảm của đối phương.