Hãy chú ý đến những buổi bình minh và những cây gậy chống

Hãy chú ý đến những buổi bình minh và những cây gậy chống
HHT - Có những trải nghiệm mà khi gặp phải, chúng ta chỉ thấy khó khăn. Phải đến nhiều năm sau, chúng ta mới nhận ra đó là những bài học quan trọng nhất.

Hồi tôi còn ít tuổi, có một thời gian bố mẹ gửi tôi đến một "Trung tâm đào tạo". Thực tế, nó gần như kiểu "học kỳ quân đội" bây giờ vậy. Tôi đã có một khoảng thời gian rất tuyệt, dù hồi đó thì tôi không nhận ra. Lúc ấy, là một cậu bé tuổi teen, tôi có hứng thú với việc buôn chuyện, chơi nghịch linh tinh hơn là thu thập những trải nghiệm có ích mà các thầy cô tư vấn đã lập kế hoạch cho chúng tôi. Chỉ đến bây giờ, tức là nhiều năm sau đó, thì tôi mới nhớ và trân trọng những bài học mà mình được dạy.

Tôi nhớ rằng hồi đó, không hôm nào là tôi không rên rỉ và than thở khi bị gọi dậy sớm để ngắm Mặt Trời mọc vượt lên trên những ngọn núi. Điều duy nhất tôi đã muốn là được ngủ thêm vài tiếng đồng hồ thay vì tận hưởng cảnh tượng ngoạn mục của thiên nhiên. Còn bây giờ, tôi ngắm mọi buổi bình minh mà mình có thể. Đó là cách tốt nhất để tôi mỉm cười và nói "Chào buổi sáng", và biết ơn vì mình lại có thêm một ngày mới.

Chúng tôi luôn được yêu cầu phải dậy sớm để ngắm bình minh, để biết ơn rằng mình lại có một ngày mới.

Tôi cũng rất nhớ một thầy tư vấn luôn khiến cả nhóm thanh thiếu niên trẻ khỏe chúng tôi mệt lử khi thầy dẫn chúng tôi leo lên sườn núi. Trong khi thầy đã lớn tuổi mà rất điềm tĩnh, chẳng tỏ ra mệt mỏi gì. Sau buổi đó, thầy bảo rằng trên chặng đường, thầy đi không biết mệt như vậy là vì thầy có hai cây gậy chống.

Chúng tôi rất ngạc nhiên. Không, chắc chắn là thầy không mang theo một cây gậy nào cả! Lúc này, thầy mới giải thích rằng một cây gậy là bàn tay của thầy. Thầy dùng bàn tay để giúp mình đứng vững, để trèo lên ngay cả những đoạn núi dốc nhất. Nói cách khác, đó là khả năng tự lực, tự cố gắng tìm giải pháp với những gì mà mình đang có. Cây gậy thứ hai là trái tim, hay tâm hồn và tâm trí của thầy: thầy dùng "cây gậy" này để chú ý và cảm nhận tất cả những cảnh vật đẹp dọc theo đường đi. Đó là một bông hoa đơn lẻ nở bừng trong một bụi cây, là cái tổ chim có những chú chim con ríu rít trên cành… "Cây gậy" thứ hai này cũng giúp thầy mong được nhìn thấy cảnh đẹp tuyệt vời đang chờ đợi ở đích đến, đồng thời, khiến thầy chẳng còn thấy là con đường quá dài hay quá mệt mỏi nữa. Chính suy nghĩ như vậy khiến cho thầy leo núi mà như một cuộc dạo chơi ngắm cảnh, chẳng có gì đáng than phiền. Trong khi ngày đó, điều tôi muốn chỉ là quay trở xuống và chơi đá bóng!

Nếu biết để ý đến những vẻ đẹp dọc đường, thì hành trình của bạn sẽ luôn vui vẻ.

Còn bây giờ, tôi cũng luôn cố gắng nhìn thấy vẻ đẹp trong mọi thứ, như thầy tư vấn ngày trước. Thầy cho chúng tôi thấy rằng chính cách suy nghĩ tích cực mới là "công cụ" quan trọng nhất để giúp chúng ta "chu du" thật hạnh phúc trong hành trình có tên là "cuộc sống". Chúng ta hoặc là dùng suy nghĩ làm cây gậy chống để đi về phía trước, hoặc là dùng nó để tự đánh vào mình. Lựa chọn là ở chúng ta thôi.

Giờ thì tôi thấy rằng khoảng thời gian tham gia "Trung tâm đào tạo" đó là một trong những trải nghiệm vui và có ích nhất trong đời. Tôi nghĩ đôi khi chúng ta cần thêm nhiều thời gian một chút thì mới hiểu được những gì mà cuộc sống và người khác cố gắng dạy cho mình.

Tôi hy vọng rằng bạn cũng dùng những "cây gậy chống" của mình thật tốt, sống một cuộc sống nhiều thương yêu, và ngắm bình minh vào mọi cơ hội mà bạn có được.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
HHT - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.

Có thể bạn quan tâm

Bước vào Vũ trụ Galileo qua ngòi bút của "ông hoàng trinh thám" Higashino Keigo

Bước vào Vũ trụ Galileo qua ngòi bút của "ông hoàng trinh thám" Higashino Keigo

HHT - “Thám tử Galileo” là một trong những nhân vật thám tử nổi tiếng của dòng văn trinh thám châu Á, được sáng tạo bởi nhà văn Nhật Bản Higashino Keigo. Có nhiều vụ án tưởng chừng không thể tìm ra được thủ phạm đã được “Thám tử Galileo” đưa ra ánh sáng một cách ly kỳ trong một số đầu sách đã xuất bản dưới đây.
Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

HHT - Không kịch tính, không cố ý gây sốc, Chuyện nhà Tí (và nhiều chuyện nhà khác) đơn giản là những câu chuyện đời thường nhưng lại mang đến nhiều suy tư. Đọc để thấy cuộc sống này vẫn còn nhiều thú vị ngay trong những điều nhỏ bé nhất. Nhưng trên hết, nó nhắc ta nhớ rằng, ai cũng vật lộn với những câu chuyện như thế mỗi ngày.
Chuyện ở quán canh hầm 24h: Khám phá nhân duyên Việt - Hàn đáng yêu

Chuyện ở quán canh hầm 24h: Khám phá nhân duyên Việt - Hàn đáng yêu

HHT - "Chuyện ở quán canh hầm 24h" là tản văn gói ghém những câu chuyện nhân duyên dễ thương xuyên suốt các chuyến bay Việt Nam và Hàn Quốc, được nhà văn QinS-eoul chắp bút sau 3 năm “ở ẩn”. QinS-eoul cũng chính là cây bút đứng sau những bài viết của chuyên mục Bánh Dày & Bánh Tteok quen thuộc trên báo Hoa Học Trò.