Lý giải việc bão Gaemi đột ngột đi thành vòng tròn trước khi đổ bộ Đài Loan

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau khi gây thiệt hại cả về người và của ở Philippines dù không đổ bộ, bão Gaemi (ở Philippines gọi là bão Carina) đã di chuyển về phía Đài Loan (Trung Quốc). Trong khi các cơ quan dự báo cho rằng nó sẽ đi thẳng thì cơn bão này bỗng nhiên vòng thành một đường tròn rồi mới đổ bộ khiến các nhà khí tượng cũng ngạc nhiên.

Được cho là cơn bão mạnh nhất đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc) trong 8 năm qua, bão Gaemi đã khiến phần lớn các hoạt động hằng ngày ở đây phải tạm dừng trong hôm qua và hôm nay (24 - 25/7).

Trước khi đổ bộ Đài Loan, bão Gaemi này bất ngờ tăng cấp lên thành siêu bão, nhưng rồi giảm cường độ một chút khi đổ bộ.

Theo trang AccuWeather, mưa do bão Gaemi ở Đài Loan đã lên tới mức cực lớn. Chẳng hạn, tính đến sáng nay, lượng mưa trút xuống khu vực núi Thái Bình đã là 1.076 mm.

Lý giải việc bão Gaemi đột ngột đi thành vòng tròn trước khi đổ bộ Đài Loan ảnh 1

Mưa do bão Gaemi gây ngập lụt ở nhiều nơi tại Đài Loan vào sáng nay, 25/7. Ảnh: CNA.

Có một điều kỳ lạ ở bão Gaemi, đó là nó đã đột ngột có đường đi rất kỳ lạ trước khi đổ bộ. Ngay cả khi bão sắp vào Đài Loan, các cơ quan khí tượng trong khu vực và trên thế giới vẫn dự báo nó sẽ đi thẳng. Nhưng vào tối muộn hôm qua, bão Gaemi bỗng nhiên rẽ xuống phía Nam rồi vòng ngược lên, thành một vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ rồi mới đổ bộ vào lúc sau nửa đêm.

Đây là hình ảnh radar về cách di chuyển của bão Gaemi khi chuẩn bị đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc):

Nguồn: Convective Chronicles.

Cách đi kỳ lạ của bão Gaemi, nếu tua nhanh thì trông như thể một quả bóng nhỏ va vào gần bờ biển Đài Loan rồi nảy ra, vòng một đường tròn trước khi thực sự đổ bộ, khiến nhiều nhà khí tượng cũng ngạc nhiên.

Theo chuyên gia khí tượng Jason Nichols của Mỹ thì hiện tượng này xảy ra là do sự tương tác của bão Gaemi với những dãy núi ở Đài Loan, khiến tính đối xứng của bão bị phá vỡ một chút. Bão "va" vào núi, bị địa hình ở đó chặn lại nên mới chệch khỏi đường đi dự báo.

Mặc dù việc bão đi thành vòng tròn thế này là khá lạ nhưng không phải chưa từng có. Nó đã xảy ra với một vài cơn bão, chẳng hạn như bão Sinlaku năm 2008 (vòng ngược hướng chứ không hẳn là đường tròn), bởi cấu trúc của cơn bão bị thay đổi khi tương tác với những địa hình nhất định.

Lý giải việc bão Gaemi đột ngột đi thành vòng tròn trước khi đổ bộ Đài Loan ảnh 2

2 người cố giữ ô ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) khi đi trong gió mạnh trước lúc bão Gaemi đổ bộ. Ảnh: AP.

Sự tương tác với núi cũng là lý do khiến bão Gaemi giảm cường độ một chút. Tuy nhiên, nó vẫn đang rất mạnh trong khi di chuyển về phía tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và dự báo sẽ có lần đổ bộ thứ hai vào tối hoặc đêm nay, theo giờ địa phương.

Lý giải việc bão Gaemi đột ngột đi thành vòng tròn trước khi đổ bộ Đài Loan ảnh 6
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?
Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

HHT - Cơn bão số 3 (bão Yagi) được dự báo sẽ đổ bộ miền Bắc nước ta vào cuối tuần này, lúc đó là bão rất mạnh. Có một điều trùng hợp kỳ lạ là đúng 10 năm trước, có một cơn bão đổ bộ miền Bắc nước ta cũng vào tháng 9 Dương lịch với đường đi khá giống bão Yagi. 2 cơn bão này còn có những điểm giống nhau đáng ngạc nhiên nữa.