Một điều giản dị có thể giúp chúng ta vượt qua rất nhiều khó khăn lớn

Một điều giản dị có thể giúp chúng ta vượt qua rất nhiều khó khăn lớn
HHT - Khi không có hy vọng, thì chúng ta thậm chí sẽ chẳng ngước nhìn lên để xem có điều gì tốt đẹp đang xuất hiện hay không.

Có một câu chuyện cười thế này: Một thanh niên trẻ làm nghề môi giới bất động sản đang rất hăng hái với công việc của mình và quyết tìm cho được khách hàng. Anh bấm chuông cửa một nhà bên đường và một bà cụ ra mở cửa. Trái với những người khác thường nhanh chóng từ chối, bà cụ này kiên nhẫn nghe anh trình bày về những khu đất rộng rãi, những căn nhà ở vị trí đẹp… Cuối cùng, anh ta "chốt hạ": "Bác cứ tin cháu, đây là một khoản đầu tư tuyệt vời cho tương lai".

Bà cụ mỉm cười, đáp: "Con trai, con nghĩ mà xem, ở tuổi này thì ta còn chẳng mua chuối xanh nữa ấy chứ".

Có một "biến thể" khác của câu chuyện này, là một ông cụ chừng 75-80 tuổi đang chọn mua rượu ở một cửa hàng, thì được nhân viên giới thiệu: "Bọn cháu đang có chương trình giảm giá loại rượu ở quầy kia, sao bác không thử mua vài chai và giữ để dùng dần?". Ông cụ lắc đầu: "Cháu đùa ta phải không? Ở tuổi của ta, ta thậm chí còn chẳng mua chuối xanh ấy chứ".

Cách diễn đạt “không mua chuối xanh” thường mang ý nghĩa không mấy tích cực.

Cách diễn đạt "không mua chuối xanh" bắt đầu xuất hiện trên báo chí từ những năm 1980, có nghĩa là không có nhiều kỳ vọng vào tương lai, bởi vì chuối xanh mua về thì phải để vài ngày mới chín (và những người nói như vậy muốn nhấn mạnh rằng, chờ đến khi chuối chín thì có lẽ họ cũng… chẳng còn ở đó mà ăn nữa). Một số người nói "không mua chuối xanh" cũng với ý rằng, phải làm việc gì đó nhanh lên, vì họ không có thời gian chờ đợi. Tóm lại, đây là một cách diễn đạt hơi tiêu cực, ý nói chẳng hy vọng, trông chờ vào thời gian trước mắt.

Thế nhưng, nhiều khi, kiên nhẫn và hy vọng lại là rất cần thiết, mang tính sống còn. Vào tháng 1/1915, con tàu Endurance bị mắc kẹt và đâm vào băng ở bờ biển Nam Cực. Một nhóm các nhà thám hiểm Nam Cực, dẫn đầu là Ernest Shackleton, đã sống sót và cuối cùng tới được Đảo Voi (Elephant Island) trên ba chiếc thuyền cứu hộ. Giờ thì họ tiếp tục mắc kẹt trên hoang đảo không bóng người này, cách xa những tuyến đường biển của tàu thương mại thông thường.

Hình ảnh con tàu Endurance bị mắc kẹt và thuyền trưởng Ernest Shackleton.

Họ chỉ còn đúng một hy vọng: Ít lâu sau đó, 22 người sống sót nhìn theo Shackleton cùng 5 đồng đội lên con thuyền cứu hộ nhỏ xíu hướng về South Georgia – một hòn đảo cách đó 800 dặm, để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khả năng thành công của họ tưởng như gần bằng 0, và tất nhiên, nếu Shackleton thất bại, thì chắc chắn tất cả những người còn lại cũng chết.

Bạn có thể tưởng tượng được sự vui mừng của 22 người ở lại khi mà, hơn bốn tháng sau, một chiếc thuyền bỗng xuất hiện ở chân trời. Đứng ở mũi thuyền là Shackleton. Ông hét to: "Các cậu ổn cả chứ?". Và những người anh em của ông trên Đảo Voi hét to đáp lại: "Tất cả đều an toàn! Ổn cả!".

Điều gì đã giữ 22 nhà thám hiểm đó vẫn ở bên nhau và giữ họ sống sót trong suốt những tháng đó? Sau này, họ đều nói rằng, họ sống được chính là nhờ niềm tin và hy vọng, đặt vào đúng một người – Shackleton. Họ tin rằng ông sẽ tìm ra cách cứu họ.

Đảo Voi – nơi 22 nhà thám hiểm ở suốt 4 tháng để chờ thuyền cứu hộ.

Bằng chứng rất chân thật này luôn được nhắc đến trong nhiều cuốn sách kinh điển. Kể cả các nhà tâm lý học cũng cho rằng, giữ sự lạc quan, hy vọng là cách để giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thách thức lớn.

Bởi vì nếu không có hy vọng, hẳn chúng ta sẽ bỏ cuộc ngay chứ chẳng bao giờ nhìn về phía chân trời để biết ở đó có xuất hiện chiếc thuyền nào đến giúp hay không.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.