Một thời để nhớ: Giá trị thật sự của đôi giày hồng đầy mê hoặc đằng sau tủ kính

HHT - Tôi đứng trước tủ kính. Đôi giày vẫn ở nguyên đấy. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, sức hấp dẫn của nó đã hoàn toàn tan biến. Bao nhiêu thời gian, công sức và cả nước mắt đã đổ ra. Nhưng giờ đây, tôi không muốn nó nữa.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi chúng ta, sẽ có nhiều thứ giống như đôi giày hồng trong câu chuyện này. Đẹp đẽ và đầy mê hoặc, khiến chúng ta khao khát có được nó bằng mọi giá. Nhưng vào khoảnh khắc sắp sở hữu được nó sau khi đã vượt qua ngàn chông gai, vẻ đẹp rực rỡ mê hoặc mà chúng ta đã từng thấy ở nó đột nhiên biến mất. Thay vào đó, một vẻ đẹp rực rỡ khác từ bên trong chúng ta tỏa rạng.

ĐÔI GIÀY HỒNG

Hồi hè tôi 10 tuổi, một lần đi ngang qua tiệm nhìn thấy trong tủ kính bày một đôi giày màu hồng rất xinh. Tôi đứng sững. Chưa bao giờ tôi ao ước có một thứ gì mãnh liệt đến thế. Tôi chạy về nhà, hối hả kể cho bố nghe. Bố chiều tôi lắm, nhưng lần này, bố nhíu mày: "Nếu không có đôi giày ấy thì có sao, Tí Nị?" Không sao. Nhưng rõ ràng, bố không thương tôi như trước kia nữa.

Nghe tôi đòi mua đôi giày hồng, mẹ lắc đầu: "Đắt quá!?" Nó khá đắt, tôi biết. Nhưng mẹ vẫn dư sức mua cho tôi được mà. Tôi chạy sang nhà bà ngoại. Bà rất yêu tôi. Chưa cần tôi mở miệng, bà mở kim băng cài túi, cho tôi một ít tiền để mua kẹo. Số kẹo sẽ đủ ăn trong cả tuần. Nhưng với số tiền ấy, chỉ có thể mua cái nơ tí teo gắn trên mũi giày mà thôi.

Một thời để nhớ: Giá trị thật sự của đôi giày hồng đầy mê hoặc đằng sau tủ kính ảnh 1

Ảnh minh họa: Phim Tạm biệt trường mẫu giáo mến yêu.

Khi nghe tôi kể về đôi giày, các dì cũng rất thích thú, mỗi người cho tôi một ít. Nhưng cậu út thì vặn tai tôi đau điếng: "Tí Nị! Có biết đi xin xỏ thế này kỳ cục lắm không?". Tôi ngồi phệt xuống sàn, khóc òa lên. Cảm giác mắc cỡ khiến tôi đau nhói. Nhưng nó không làm mờ đi ước muốn sở hữu đôi giày màu hồng.

Tôi có một mái tóc dài, dài đến nỗi mỗi khi đi học, mẹ chải đầu và thắt hai cái bím cho tôi rất lâu lắc. Tôi chạy ra tiệm cắt tóc gần nhà, đánh bạo hỏi bác chủ tiệm có cần mua tóc để làm tóc và lông mi giả không. Bác chủ tiệm nhìn tôi, không hề cười, nhấc điện thoại gọi cho mẹ tôi. Chưa đầy hai phút, mẹ tôi hiện ra, dắt tôi về nhà. Tôi bị đòn một trận rất đau. Thế nhưng, giấc mơ có đôi giày hồng vẫn không mờ nhạt đi một tẹo nào.

Một thời để nhớ: Giá trị thật sự của đôi giày hồng đầy mê hoặc đằng sau tủ kính ảnh 2

Ảnh minh họa: Phim Tạm biệt trường mẫu giáo mến yêu.

Ở phía sau khu chợ cá có một xưởng làm khô mực. Tôi lân la len vào gặp bà chủ. Thấy tôi nhỏ xíu, bà ta lắc đầu từ chối. Tôi nuốt nước bọt, nói: "Cháu cần tiền để làm một việc rất quan trọng!". Có lẽ vẻ cương quyết và đôi mắt thiết tha của tôi khiến bà chủ xưởng động lòng. Bà cho tôi vào làm chỗ phơi mực. Mỗi ngày, khi bố mẹ đi làm, tôi thay bộ quần áo cũ, chạy qua bên xưởng. Cùng với vài đứa trẻ khác, tôi phải thường xuyên di chuyển các phên tre khổng lồ xếp đầy mực đến khoảng đất có nắng. Hoặc nếu trời gần đổ mưa thì phải thu mực thật nhanh. Chỉ sau vài ngày, mặt mũi tôi bắt nắng đen nhẻm. Người tôi tỏa ra mùi mực tanh ngái. Nhiều buổi tối, tôi nằm im, tay chân mỏi dừ. Nhưng tôi tự nhủ mình cố lên.

Tuy nhiên, có một trận gió mạnh thổi đổ ụp cái phên tre dựng nghiêng. Khi ấy, tôi đứng lóng ngóng ngay phía sau. Tôi ngất đi. Khi tỉnh dậy, tay chân tôi đầy vết trầy xước. Bà chủ xưởng lo sợ trả hết tiền công hai tuần làm việc, lại cho tôi thêm ít tiền để mua thuốc bôi. Tôi đã đủ tiền mua đôi giày hồng.

Một thời để nhớ: Giá trị thật sự của đôi giày hồng đầy mê hoặc đằng sau tủ kính ảnh 3

Ảnh minh họa: Phim Tạm biệt trường mẫu giáo mến yêu.

Tôi đứng trước tủ kính. Đôi giày vẫn ở nguyên đấy. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, sức hấp dẫn của nó đã hoàn toàn tan biến. Bao nhiêu thời gian, công sức và cả nước mắt đã đổ ra. Nhưng giờ đây, tôi không muốn nó nữa. Cầm số tiền kiếm được về nhà tôi đưa cho mẹ. Để mẹ mua sách vở cho tôi đầu năm học mới.

Lớn lên, đôi khi tôi vẫn gặp lại "đôi giày hồng". Đó là những điều tôi ngỡ rất cần thiết, rất quan trọng. Thế nhưng chỉ có bằng công sức của chính mình, tôi mới khám phá ra giá trị thật của nó.

Một thời để nhớ: Giá trị thật sự của đôi giày hồng đầy mê hoặc đằng sau tủ kính ảnh 4

Bài viết được đăng trong chuyên mục “Ấu thơ trong tôi là”, báo Hoa Học Trò số 608, phát hành ngày 25/7/2005.

Một thời để nhớ: Giá trị thật sự của đôi giày hồng đầy mê hoặc đằng sau tủ kính ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.