Một thiết bị hạt nhân có chứa phóng xạ ở Mỹ đã bị lấy mất, nguy cơ gây nhiễm độc khó lường

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Thiết bị hạt nhân này bị lấy đi cùng một chiếc ô tô và người ta vẫn chưa tìm được dấu vết gì về nó. Trong khi đó, thời gian chưa tìm thấy nó càng kéo dài thì sự nguy hiểm càng tăng lên. Vậy thiết bị hạt nhân này là gì và được để ở đâu mà lại bị lấy đi như vậy?

Các nhà chức trách ở bang Pennsylvania (Mỹ) đã xác nhận rằng họ đang cố tìm kiếm một thiết bị hạt nhân có chứa chất phóng xạ, có thể là mối nguy hiểm lớn đối với cộng đồng.

Theo Ủy ban Bảo vệ Môi trường của bang này thì đây là một thiết bị hạt nhân nhỏ, thường được dùng ở các công trường xây dựng để đánh giá các đặc tính vật liệu của tòa nhà và nền đường. Tuy nhiên, Ủy ban này cảnh báo, nếu sử dụng thiết bị này sai cách hoặc làm hỏng nó thì rất nhiều người có thể bị nhiễm độc phóng xạ.

Một thiết bị hạt nhân có chứa phóng xạ ở Mỹ đã bị lấy mất, nguy cơ gây nhiễm độc khó lường ảnh 1

Thiết bị hạt nhân như thế này đã bị lấy đi. Ảnh: Ủy ban Bảo vệ Môi trường Penn.

Nhưng tại sao một thiết bị hạt nhân lại có thể dễ dàng bị lấy mất như vậy? Thực tế, nó là của một công ty xây dựng địa phương và người ta để nó trên một chiếc ô tô. Thật không may, vào cuối tuần vừa rồi, chiếc ô tô đó bị lấy trộm ở thành phố Philadelphia.

Sau đó, cảnh sát đã tìm được chiếc ô tô, nhưng thiết bị hạt nhân ở bên trong đã biến mất.

Việc tiếp xúc với mức phóng xạ thấp có thể không khiến con người gặp những vấn đề lập tức nào về sức khỏe, tuy nhiên, cho dù việc tiếp xúc ít thôi cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Còn nếu tiếp xúc với mức phóng xạ cao trong thời gian ngắn thì có thể gây buồn nôn và nôn.

Một thiết bị hạt nhân có chứa phóng xạ ở Mỹ đã bị lấy mất, nguy cơ gây nhiễm độc khó lường ảnh 2

Một hình ảnh cảnh báo về việc thiết bị hạt nhân biến mất. Ảnh: Twitter.

Các nhà chức trách về môi trường thông báo, họ tin rằng thiết bị này có lẽ đã bị làm hỏng sau vụ trộm, tức là bây giờ thời gian nó “lưu lạc” càng kéo dài thì càng nguy hiểm khó lường. Vì vậy, họ thúc giục bất kỳ ai có thông tin gì về thiết bị thì đừng động đến nó mà phải liên lạc ngay với số khẩn cấp để có các chuyên gia đến xử lý.

Một thiết bị hạt nhân có chứa phóng xạ ở Mỹ đã bị lấy mất, nguy cơ gây nhiễm độc khó lường ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?