“Cổng địa ngục” khổng lồ mở ra ở một hồ nước tại Mỹ khiến nhiều người sợ hãi, lý do là gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một xoáy nước lớn, có đường kính lên đến 23 mét, trông cực kỳ đáng sợ xuất hiện ở một hồ nước tại Mỹ, khiến nhiều người hoảng hốt và gọi là “Cổng địa ngục”. Điều gì đã khiến “cánh cổng” này xuất hiện và chuyện này đã từng xảy ra trước đây chưa?

Xoáy nước kỳ lạ với đường kính cực lớn, đến 23 mét, vừa bất ngờ “mở ra” ở Hồ Berryessa, hồ nước lớn nhất của hạt Napa (bang California, Mỹ).

Nhiều người chứng kiến hình ảnh này đã rất sợ hãi, không hiểu hồ nước có vấn đề gì và liệu việc này có kéo dài hay không.

“Cổng địa ngục” khổng lồ mở ra ở một hồ nước tại Mỹ khiến nhiều người sợ hãi, lý do là gì? ảnh 1

"Cổng địa ngục". Ảnh: Tamyra.

Tuy nhiên, những người đã sống lâu ở khu vực này cho biết, khi mực nước ở đây lên cao đến một mức nhất định, thì lượng nước “thừa ra” như bị hút xuống một cái hố lớn. Hiệu ứng “kỳ ảo” của mực nước khiến người nhìn sẽ thấy một cái hố dường như không đáy. người dân địa phương gọi đây là “Cổng địa ngục” và có nhiều người tin rằng sự xuất hiện của nó tượng trưng cho điềm xấu, mặc dù không có bằng chứng nào khẳng định điều này.

Nói một cách dễ hiểu hơn, bạn có thể tưởng tượng hiện tượng này giống như một cái bồn tắm khổng lồ chứa nhiều nước, khi bạn nhấc cái nút chặn đường thoát nước của bồn tắm lên thì nước sẽ cuộn xoáy và trút xuống đó.

“Cổng địa ngục” khổng lồ mở ra ở một hồ nước tại Mỹ khiến nhiều người sợ hãi, lý do là gì? ảnh 2

Trông nó như thể một cái hố không đáy. Ảnh: Evan K/ YouTube.

Trước lần xuất hiện này, “Cổng địa ngục” đã xuất hiện ở Hồ Berryessa vào các năm 2006, 2017 và 2019, thường là sau những đợt mưa to. Việc có xoáy nước này được giải thích là do có một đập tràn cực lớn được xây dựng để kiểm soát dòng chảy của nước. Nó nằm ở gần con đập phía Đông Nam của hồ nước, có thể “nuốt” đến 1.360 mét khối nước mỗi giây khi lượng nước nhiều đến mức độ nào đó.

“Cổng địa ngục” khổng lồ mở ra ở một hồ nước tại Mỹ khiến nhiều người sợ hãi, lý do là gì? ảnh 3

Xung quanh hồ được rào lại để không ai ra bơi hay chèo thuyền được. Ảnh: Alamy.

Mỗi lần mực nước tăng và “Cổng địa ngục” xuất hiện, hồ được rào lại, không ai được bơi hoặc đi thuyền vì rất nguy hiểm. Trước khi những biện pháp chặt chẽ này được thực hiện thì từng có người đã thiệt mạng do bị hút vào một xoáy nước.

“Cổng địa ngục” khổng lồ mở ra ở một hồ nước tại Mỹ khiến nhiều người sợ hãi, lý do là gì? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?