Năm 2024, "cuộc chiến sinh tồn" của các thương hiệu càng trở nên khốc liệt hơn

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Tương lai ngành hàng xa xỉ luôn là đề tài hấp dẫn trong những cuộc bàn tán liên quan đến thời trang. Bước sang năm 2024, đã đến lúc nhìn nhận những thách thức mà họ đang và sẽ phải đối mặt.

Để vượt qua cơn khủng hoảng, nhiều thương hiệu đã chuẩn bị những chiến lược hàng đầu để lèo lái con thuyền vượt sóng. Đa số đầu tư tập trung vào brand storytelling, trải nghiệm khách hàng và chiến lược định giá nghiêm ngặt không khuyến mãi.

Năm 2024, "cuộc chiến sinh tồn" của các thương hiệu càng trở nên khốc liệt hơn ảnh 1

Các thương hiệu không phù hợp với Gen Z về mặt chiến lược quảng bá đến câu chuyện thương hiệu sẽ có nguy cơ rời khỏi cuộc chơi này.

Mặc dù mỗi thương hiệu có đặc điểm khác biệt nhau, nhưng đây là những yếu tố quan trọng mà các họ đều tập trung vào:

Storytelling: Xa xỉ phẩm không chỉ được bán mà mỗi sản phẩm đều có câu chuyện riêng. Giá trị của một món sản phẩm chính xác là nằm ở câu chuyện và ý nghĩa của nó. Khách hàng có thể cảm nhận hay biết được câu chuyện của nhãn hiệu hay cảm hứng của nhà thiết kế thì sẽ giúp nâng cấp giá trị của món hàng ấy lên nhiều lần.

Năm 2024, "cuộc chiến sinh tồn" của các thương hiệu càng trở nên khốc liệt hơn ảnh 2

Giá trị của một món sản phẩm chính xác là nằm ở câu chuyện và ý nghĩa của nó.

Câu chuyện mà thương hiệu đưa ra cần phải thể hiện rõ đặc tính và giá trị cốt lõi. Khách hàng vẫn luôn dõi theo các câu chuyện và chúng cần sự kết nối để truyền cảm hứng mạnh mẽ hơn, thúc đẩy việc mua sắm.

Quản lý trải nghiệm khách hàng: Trong lĩnh vực hàng sang trọng, mọi tương tác đều là một màn trình diễn và sân khấu là trải nghiệm của khách hàng. Từ nhà thiết kế đến nhân viên bán hàng đều phải là những bậc thầy trong việc chăm sóc khách hàng. Mọi trải nghiệm không truyền cảm hứng và không tạo ra được cảm xúc đáng nhớ đều sẽ góp phần phá hủy giá trị của thương hiệu một cách âm thầm. Các nhà mốt hiểu rằng họ không bao giờ muốn mạo hiểm như vậy, nên rất chú tâm vào trải nghiệm của khách hàng.

Năm 2024, "cuộc chiến sinh tồn" của các thương hiệu càng trở nên khốc liệt hơn ảnh 3

Mọi trải nghiệm không truyền cảm hứng và không tạo ra được cảm xúc đáng nhớ đều sẽ góp phần phá hủy giá trị của thương hiệu.

Kỹ thuật số và khả năng thích ứng: Lĩnh vực kỹ thuật số được xem như là biên giới mới tại ngành hàng xa xỉ. Hiểu được tiềm năng và hạn chế của AI, chúng ta có thể sử dụng các thuật toán như một công cụ hiện đại và đạt được hiệu quả mình mong muốn. Các nhà mốt cũng vậy, họ đã bắt đầu hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội TikTok và đo lường mức độ phủ sóng của các nội dung ấy.

Năm 2024, "cuộc chiến sinh tồn" của các thương hiệu càng trở nên khốc liệt hơn ảnh 4

Lĩnh vực kỹ thuật số được xem như là biên giới mới tại ngành hàng xa xỉ.

Net Positivity: Thuật ngữ “net positivity” đang trọng tâm của tất cả các thương hiệu, đây là sự kỳ vọng chung của ngành thời trang. Nhiều thương hiệu đề cao tính bền vững và tập trung vào việc xác định lại các mô hình kinh doanh, theo hướng tích cực cho cả công nhân, khách hàng và Trái Đất.

Năm 2024, "cuộc chiến sinh tồn" của các thương hiệu càng trở nên khốc liệt hơn ảnh 5

Gen Z sẽ chỉ lựa chọn những gì đáp ứng được tính bền vững trong thời trang.

Sự sang trọng có đạo đức không phải là một xu hướng chóng nở chóng tàn mà đó là tương lai. Các tín đồ thời trang thế hệ Gen Z sẽ luôn sát sao những hoạt động kinh doanh của các thương hiệu và chỉ lựa chọn những gì đáp ứng được tính bền vững trong thời trang.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?