Nhà trẻ dựng cảnh bắt cóc để dạy học sinh cách đề phòng người lạ, netizen phản ứng ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một trang báo Malaysia đã đăng tin về một nhà trẻ ở Việt Nam dạy học sinh cách đề phòng người lạ. Cách làm là có một người đóng giả người lạ, cho học sinh quà bánh để xem học sinh phản ứng ra sao. Cư dân mạng Malaysia có những nhận xét đa dạng về cách dạy học này.

Ở nhiều nước châu Á, những lời đồn đại về bắt cóc trẻ em (nếu thống kê thì lời đồn nhiều hơn thực tế) luôn khiến bất kỳ ai lo lắng. Vì vậy, bố mẹ luôn dặn con cái không đi theo người lạ, người lạ cho gì cũng không được cầm…

Có lẽ vì vậy mà một nhà trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở Việt Nam đã có buổi dạy những học sinh nhỏ tuổi cách phản ứng khi có người lạ cho quà bánh. Trong đó, một giáo viên đóng giả làm “người lạ với ý đồ xấu” bằng cách mặc áo mưa, đội mũ, đeo kính và đưa đồ ăn vặt cho một học sinh.

Em học sinh nhỏ đó cầm lấy đồ ăn vặt và “người lạ” kia định bế em đi - theo kịch bản một vụ bắt cóc. Lập tức, một nam học sinh mặc áo màu cam đứng dậy để giúp bạn, còn những học sinh khác bắt đầu khóc ầm ỹ.

Nhà trẻ dựng cảnh bắt cóc để dạy học sinh cách đề phòng người lạ, netizen phản ứng ra sao? ảnh 1

"Người lạ" cho bim bim để "dụ dỗ" trẻ. Ảnh: Facebook.

Bởi vậy, khi “người lạ” quay lại và đưa bánh cho các học sinh khác thì những em này đều không dám cầm, mặt có vẻ sợ sệt. Nhưng khi một em giơ tay ra định cầm thì một lần nữa, cậu học sinh mặc áo cam lại bảo vệ bạn bằng cách ngăn bạn lại.

Những hình ảnh về buổi học này được một netizen Malaysia chia sẻ trên mạng xã hội và được xem hơn 3 triệu lượt, nhận được rất nhiều bình luận đa dạng. Nhiều dân mạng Malaysia tin rằng việc dựng một vụ bắt cóc như vậy cho học sinh nhỏ tuổi có thể khiến trẻ em sợ hãi, ám ảnh vì không hiểu rõ bản chất sự việc. Bằng chứng là nhiều học sinh trong lớp đã khóc lóc.

Nhà trẻ dựng cảnh bắt cóc để dạy học sinh cách đề phòng người lạ, netizen phản ứng ra sao? ảnh 2

Học sinh có vẻ sợ sệt khi "người lạ" quay lại cho quà. Ảnh: Facebook.

Tuy nhiên, phần lớn netizen lại ủng hộ cách làm này. Họ viết những bình luận như:

“Tôi nghĩ việc này là tốt, vì trẻ em luôn nhớ những gì chúng nhìn thấy và tham gia thực hiện hơn là những gì người lớn nói”.

“Thà rằng mấy em nhỏ đó khóc một chút còn hơn là có khi người lớn phải khóc. Có thể học sinh sẽ sợ hãi, nhưng sẽ hiểu rõ hơn vì đây là bài học mà trẻ nào cũng cần học. Tôi thấy đây là một ý tưởng hay”.

Ngoài ra, nhiều người cũng khen ngợi cậu học sinh mặc áo cam vì cậu tỏ ra rất trưởng thành và hiểu chuyện, ai cũng đoán rằng có thể đó là lớp trưởng.

Nhà trẻ dựng cảnh bắt cóc để dạy học sinh cách đề phòng người lạ, netizen phản ứng ra sao? ảnh 3

Cậu học sinh áo cam rất đáng khen. Ảnh: Facebook.

Thực tế, những sự cố liên quan đến “người lạ” có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn, nên mặc dù không ai nên sống theo kiểu lúc nào cũng nghi ngờ sợ sệt, nhưng tất cả mọi người đều cần có sự cảnh giác nhất định để tự bảo vệ mình, đó là điều được nhắc đến ở bất kỳ quốc gia nào.

Nhà trẻ dựng cảnh bắt cóc để dạy học sinh cách đề phòng người lạ, netizen phản ứng ra sao? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chào mừng thành công Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Trà Vinh

Chào mừng thành công Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Trà Vinh

HHT - Chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Trà Vinh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, Tỉnh Đoàn - Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh chọn TP Trà Vinh làm điểm cấp tỉnh tổ chức ngày “Thanh niên cùng hành động” với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường: Thắp lên hi vọng từ tinh thần thiện nguyện

Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường: Thắp lên hi vọng từ tinh thần thiện nguyện

HHT - Chương trình "Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường" kêu gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo cùng các em học sinh trên cả nước chung tay hỗ trợ học sinh, trẻ em mồ côi sau bão số 3; đồng thời hỗ trợ các trường học hư hại sau bão có thêm phần kinh phí khắc phục cơ sở vật chất, tái thiết trường lớp.