Rủi ro tiềm ẩn khi "đu trend" tạo hình anime đang gây sốt trên mạng bằng Loopsie

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Loopsie là một ứng dụng tạo ảnh theo phong cách truyện tranh đang gây sốt. Chỉ cần tải ảnh lên ứng dụng và chờ đợi là đã có bức ảnh với phong cách hoạt hình Nhật Bản. Tuy nhiên, việc sử dụng ứng dụng này cũng tiềm ẩn những nguy cơ bảo mật không hề nhỏ.

Trào lưu tạo ảnh bằng trí tuệ nhân tạo (AI) bắt đầu nổi lên từ cuối năm 2022. Những công cụ như Midjourney, Adobe Firefly hay Bing Image Creator nhận được sự chú ý lớn với hàng triệu lượt sử dụng mỗi tháng. Gần đây xuất hiện thêm một ứng dụng mới có thể tạo ảnh theo phong cách anime cực kỳ độc đáo mang tên Loopsie.

Rủi ro tiềm ẩn khi "đu trend" tạo hình anime đang gây sốt trên mạng bằng Loopsie ảnh 1

Trào lưu tạo ảnh anime bằng Loopsie nổi lên từ giữa tháng 8 tại Việt Nam với lượng người dùng rất lớn. Vào ngày 23/8, Loopsie chính thức lọt vào bảng xếp hạng những ứng dụng hot nhất tại Việt Nam.

Rủi ro tiềm ẩn khi "đu trend" tạo hình anime đang gây sốt trên mạng bằng Loopsie ảnh 2

Thế nhưng, khi người dùng tải ảnh lên Loopsie, họ phải đồng ý với điều khoản sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ. Theo đó, nhà cung cấp có quyền sử dụng, sao chép, phân phối, hiển thị và sửa đổi các nội dung của người dùng.

Điều này có nghĩa là dữ liệu cá nhân của người dùng có thể bị lộ khi tải ảnh lên máy chủ của nhà cung cấp, hoặc bị sử dụng cho các mục đích khác mà người dùng không hề hay biết.

Rủi ro tiềm ẩn khi "đu trend" tạo hình anime đang gây sốt trên mạng bằng Loopsie ảnh 3

Nếu kho ảnh của Loopsie rơi vào tay kẻ xấu, họ có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh và video để tạo ra những nội dung giả mạo. Họ có thể tạo ra những bức ảnh hoặc video gây hiểu lầm về các nhân vật nổi tiếng, các sự kiện quan trọng.

Rủi ro tiềm ẩn khi "đu trend" tạo hình anime đang gây sốt trên mạng bằng Loopsie ảnh 4

Vì vậy, khi sử dụng Loopsie, người dùng cần cẩn thận và tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ bảo mật tiềm ẩn. iPhone có lựa chọn cho phép Loopsie chỉ được truy cập vào một ảnh duy nhất được người dùng lựa chọn, thay vì toàn bộ ảnh, giúp tăng cao tính bảo mật.

Rủi ro tiềm ẩn khi "đu trend" tạo hình anime đang gây sốt trên mạng bằng Loopsie ảnh 8
MỚI - NÓNG
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
HHT - Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Thường vụ các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn thành lập 126 tổ phản ứng nhanh của Đoàn Thanh niên các cấp, phát huy tinh thần xung kích thanh niên, sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?
Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?