Sa mạc Sahara bất ngờ ngập lụt vì mưa dông, hồ cạn khô 50 năm giờ đầy nước

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nói đến sa mạc Sahara, hẳn ai cũng nghĩ tới cái nóng gay gắt và mênh mông là cát khô cằn. Nhưng thật bất ngờ, nhiều khu vực của sa mạc này đã bị ngập lụt sau mưa lớn.

Mưa lớn hiếm hoi đã khiến nhiều khu vực ở sa mạc Sahara xuất hiện những vùng nước mát, khiến ở đây có nhiều nước hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong hàng thập kỷ qua.

Sa mạc Sahara là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới và ở thời điểm này trong năm thì gần như chẳng bao giờ có mưa. Nhưng Chính phủ Morocco cho biết, 2 ngày mưa lớn gần đây đã đem đến lượng mưa nhiều hơn mức trung bình cả năm ở một số khu vực.

Sa mạc Sahara bất ngờ ngập lụt vì mưa dông, hồ cạn khô 50 năm giờ đầy nước ảnh 1

Sa mạc ở phía Đông Nam của Morocco là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới, vậy mà giờ ngập nước. Ảnh: AP.

Mưa dông đã tạo ra hình ảnh rất lạ mắt, với nước ngập giữa cát ở Sahara. Các vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy nước tràn đầy trong Hồ Iquiri, một hồ nổi tiếng vốn đã khô cạn suốt 50 năm nay.

Sa mạc Sahara bất ngờ ngập lụt vì mưa dông, hồ cạn khô 50 năm giờ đầy nước ảnh 2

Mưa dông đã đem đến lượng nước mưa nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong hàng thập kỷ qua tại khu vực sa mạc Sahara. Ảnh: AP.

Theo các nhà khí tượng thì những cơn mưa ở sa mạc Sahara như thế này là bão ngoài nhiệt đới, có thể làm thay đổi thời tiết của khu vực trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tới vì không khí giữ nhiều hơi ẩm hơn, bốc hơi nhiều hơn và lại tạo ra nhiều mưa dông hoặc bão hơn.

Sa mạc Sahara bất ngờ ngập lụt vì mưa dông, hồ cạn khô 50 năm giờ đầy nước ảnh 3

Xe đưa du khách tới cạnh một cái hồ được tạo ra bởi mưa lớn hiếm hoi tại thị trấn sa mạc Merzouga (Morocco). Ảnh: AP.

Lượng mưa lớn ở khu vực này thực sự là rất hiếm khi mà phần lớn Morocco đã phải chịu hạn hán 6 năm liên tiếp, theo AP. Tuy nhiên, cũng chưa rõ lượng mưa này có thể làm giảm tình trạng hạn hán đến mức nào. Mà thực tế, nước tràn qua cát đã khiến hơn 20 người thiệt mạng ở Morocco và Algeria, và còn làm hư hại mùa màng của nhiều nông dân. Vì vậy, Chính phủ các nước này đã phải hỗ trợ người dân bằng quỹ khẩn cấp, nhất là ở những nơi bị ảnh hưởng bởi trận động đất một năm trước.

Sa mạc Sahara bất ngờ ngập lụt vì mưa dông, hồ cạn khô 50 năm giờ đầy nước ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.
Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên

Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên

HHT - Một vùng áp thấp ở gần Philippines đang có xu hướng củng cố và mạnh lên. Hiện tại các mô hình lớn đã trở nên thống nhất trong dự báo rằng vùng áp thấp này sẽ đi vào Biển Đông và tiếp tục tăng cường độ. Những dự báo cụ thể thế nào, và trong trường hợp vùng áp thấp đi vào Biển Đông thì nó có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta không?