Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cơn bão Milton đã tạo ra đợt “bùng phát lốc xoáy” ở bang Florida (Mỹ) với hàng chục lốc xoáy xuất hiện trước khi bão đổ bộ. Những lốc xoáy này đã gây thiệt hại về người trước khi bão Milton đi vào đất liền. Vậy tại sao có hàng chục lốc xoáy đi “mở đường” cho bão Milton như vậy?

Bão Milton đã đổ bộ bang Florida (Mỹ) vào tối muộn ngày thứ Tư (theo giờ địa phương, là sáng nay, 10/10, theo giờ Việt Nam). Gió tàn phá, nước dâng nhanh, mưa như trút đang gây rất nhiều khó khăn ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão.

Trước khi cơn bão kỷ lục này đổ bộ, đã có báo cáo về hơn 30 lốc xoáy xảy ra ở khắp bang Florida, theo ABC News, khiến nhiều trang báo ở Mỹ gọi đây là đợt “bùng phát lốc xoáy”. Không chỉ vậy, ở bang Florida cũng phá kỷ lục về số cảnh báo lốc xoáy trong một ngày, với 116 cảnh báo lốc xoáy được đưa ra trong thứ Tư, theo NBC.

Đây là video một lốc xoáy ở Wellington (bang Florida, Mỹ) trước khi bão Milton đổ bộ:

Nguồn: AccuWeather.

Số lốc xoáy này đã tàn phá khoảng 125 ngôi nhà. Một số nơi đã thông báo có “nhiều thiệt hại về người”, theo NBC Miami.

Sau những cơn lốc xoáy đó, đến tối muộn thì bão Milton đổ bộ.

Vậy tại sao bão Milton lại sản sinh ra một loạt lốc xoáy đi “dẫn đường” trước khi nó đổ bộ như vậy?

Thực tế, lốc xoáy đi kèm bão không phải là hiện tượng hiếm, chỉ cần có hoàn lưu của bão đi vào đất liền ở mức độ nhất định, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ.

Bão có tất cả các yếu tố thời tiết cần thiết để tạo ra lốc xoáy. Nó mang theo những luồng khí xoáy nhỏ bên trong các dải mây ở rìa ngoài, từ đó có thể hình thành lốc xoáy, theo trang Live Science. Được tiếp năng lượng bởi không khí ấm và ẩm của biển, bão có thể tạo ra bầu khí quyển không ổn định, từ đó gây ra lốc xoáy.

Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào? ảnh 1

Lốc xoáy ở thành phố Fort Myers (bang Florida) trước khi bão Milton đổ bộ. Ảnh: The Informant.

NOAA nói, các lốc xoáy thường xảy ra ở những dải gây mưa cách xa tâm bão, thậm chí có thể cách nơi bão đổ bộ cả 1.600 km, nhưng cũng có thể ở gần thành mắt bão. Thường thì lốc xoáy đi cùng bão thế này không mạnh, nhưng vẫn có thể cuốn bay tài sản, phá tung nhà cửa. Phần lớn các lốc xoáy xảy ra ngay vào ngày bão đổ bộ, tạo cảm giác là chúng đi “mở đường” cho bão vào.

Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào? ảnh 2

Nhà bị sập ở thành phố Fort Myers (bang Florida) sau một trận lốc xoáy "dẫn đường" của bão Milton. Ảnh: WZVN.

Nếu lốc xoáy đi kèm bão không phải là hiếm, tại sao ít người thấy chúng?

Đó là vì lốc xoáy có nguồn gốc từ bão thường nhanh tan và dễ bị lẫn vào trong mưa to nên khó nhìn thấy. Hơn nữa, khi bão sắp đổ bộ thì người ta thường chú ý đến mưa to gió lớn, nước ngập hơn là lốc xoáy.

Một trong những lần bùng phát lốc xoáy lớn nhất ở Mỹ là thời điểm có bão Ivan 2004, khi đó có tổng cộng 127 lốc xoáy, theo USA Today.

Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

HHT - Vụ việc 350 con voi thiệt mạng một cách bí ẩn ở châu Phi được các nhà khoa học gọi là một “thảm họa”. Những con voi này cứ đi thành vòng tròn trước khi gục xuống và mất mạng, khiến nhiều giả thuyết đã được đưa ra, bao gồm cả giả thuyết voi bị “nhiễm sóng của người ngoài hành tinh”. Nhưng giờ đây, sau nhiều nghiên cứu, nguyên nhân thực sự có thể đã được xác định.
Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

HHT - Một vòng tròn băng tròn vành vạnh như được ai vẽ bằng compa đã xuất hiện trên một con sông ở Nga khiến nhiều người rất ngạc nhiên và tò mò. Đây là hiện tượng hiếm có, không nhiều người được nhìn thấy. Vậy “tác phẩm nghệ thuật của tự nhiên” này là gì và có thể được giải thích thế nào?
“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

HHT - Sự xuất hiện của một đám mây giống hệt con cá - giống tới từng chi tiết nhỏ - khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí xem ảnh còn cảm thấy như ảnh ghép. Người ta cũng liên tưởng tới hình tượng “cá chép bay lên trời”, vốn rất phổ biến trong văn hóa phương Đông. Vậy “cá chép đỏ” trên bầu trời có thể được giải thích thế nào?