Sinh viên tìm cách ứng phó khi bị chủ nhà trọ cấm gửi xe điện sau vụ cháy chung cư mini

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn khi chủ nhà trọ cấm gửi/sạc xe điện ở hầm gửi xe. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chiếc xe điện nếu chúng ta đã trang bị đầy đủ những kiến thức bảo hành xe cũng như biện pháp phòng cháy chữa cháy.

Rủi ro đến từ pin/ bình ắc-quy

Nguyên nhân vụ hỏa hoạn tại chung cư mini ở Khương Hạ (quân Thanh Xuân, Hà Nội) được bảo vệ xác nhận bắt nguồn từ ổ điện ở tầng 1. Ban đầu, lửa cháy nhỏ nhưng sau đó lan ra dãy xe điện kế bên dẫn đến khó dập.

Thông tin này hiện gây ra nhiều lo lắng về rủi ro bắt lửa và gây cháy nổ của các loại xe điện. Những cảnh báo khi sử dụng xe điện như sạc pin qua đêm dẫn đến cháy nổ, không thể dập lửa khi cháy bình ắc-quy,… khiến một số nhà trọ ngay lập tức ra quyết định cấm sạc hay thậm chí là không nhận gửi xe điện.

Sinh viên tìm cách ứng phó khi bị chủ nhà trọ cấm gửi xe điện sau vụ cháy chung cư mini ảnh 1
Nhiều bạn sinh viên bày tỏ nỗi hoang mang khi đang sử dụng xe điện thì bị chủ nhà cấm.

"Team xe điện" đang vô cùng hoang mang khi không tìm được chỗ để sạc pin hay gửi xe. Bạn Đoàn Thanh Thúy (cựu học sinh trường THPT Bình Thanh, Thái Bình) bức xúc: “Mình là tân sinh viên từ tỉnh mới lên Hà Nội nhập học. Bạn bè mình ai cũng kể là các bạn sinh viên ở trọ đều không tìm được nơi nào cho phép sạc xe, chủ nhà trọ còn ép chúng mình phải chuyển đi nơi khác”.

Sinh viên tìm cách ứng phó khi bị chủ nhà trọ cấm gửi xe điện sau vụ cháy chung cư mini ảnh 2

Nhiều nhà trọ, CCMN đưa ra thông báo khiến sinh viên lo lắng. Ảnh: Báo Sức khỏe đời sống

Thanh Thúy cho biết nguyên nhân ban đầu lựa chọn xe điện là để bảo vệ môi trường, bây giờ bỗng nhiên lại bị chỉ trích. Là sinh viên, bạn cũng không có đủ tài chính để kịp đổi sang xe máy.

Theo các chuyên gia, xe điện thường sử dụng pin lithium-ion. Loại pin này rất khó cháy nổ nhưng trong trường hợp cháy nổ sẽ không thể dập bằng nước vì có thể dẫn đến nổ pin. Vì thế, cháy xe điện yêu cầu phải có quy trình chữa cháy riêng biệt và dùng bình chữa cháy chuyên dụng mới có thể dập lửa một cách an toàn.

Giải cứu xe điện khỏi “tâm bão”

Trung tá Phạm Thanh Tâm, Phó đội trưởng PCCC&CHCN khu vực 2, Hà Nội cho biết lo lắng của người dân và các chủ nhà trọ là cần thiết nhưng không nên thái quá bởi "nếu ai cũng cấm, người dùng biết sạc ở đâu". Bên cạnh đó, theo nghiên cứu dữ liệu từ Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Mỹ (NTSB), tỷ lệ số vụ cháy của xe điện ít hơn đáng kể so với các loại xe xăng và hybrid.

Sinh viên tìm cách ứng phó khi bị chủ nhà trọ cấm gửi xe điện sau vụ cháy chung cư mini ảnh 3

Thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị ở hầm xe trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Điều này tuy không phủ định rủi ro khi sử dụng xe điện nhưng cho thấy rằng bất cứ thứ gì cũng có khả năng gây ra cháy nổ. Vì thế thay vì "tẩy chay" xe điện, bản thân mỗi người nên tự trang bị cho mình các kiến thức về phòng cháy, chữa cháy.

Sinh viên tìm cách ứng phó khi bị chủ nhà trọ cấm gửi xe điện sau vụ cháy chung cư mini ảnh 4

Khu vực riêng dành cho xe đạp và xe điện ở hầm xe trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM.

Không chỉ nhà trọ, các trường học cần lưu ý về cách sắp xếp, phân loại xe điện và xe máy để khoanh vùng dễ dàng. Xe điện có thể không phải nguồn phát cháy, nhưng khi cháy sẽ là chất xúc tác khiến ngọn lửa lan rộng, nên cần khoanh vùng riêng.

Bạn Nguyễn Phúc An Khang (học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) cho biết: “Đầu năm học, mình gửi xe đạp điện chung với xe máy. Đến khi ra về thì xe mình đã được các bác bảo vệ ở trường xếp ở khu vực riêng, cùng chung với xe đạp”.

Hội xe điện cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức về việc bảo hành và sử dụng xe điện đúng cách:

1. Sau khi sử dụng phải chờ bình điện nguội khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu sạc, không sạc quá 8 giờ liên tục hay sạc qua đêm. Chú ý cắm chìa khóa vào đúng ổ để không chập, nổ bình điện.

2. Nếu lâu không dùng xe, nên sạc ắc quy, pin đầy rồi tháo rời khỏi xe. Bảo quản ắc-quy, pin cũng như sạc điện ở nơi khô ráo thoáng mát, không để gần những vật dụng, hàng hoá dễ cháy hoặc nguồn điện, nguồn lửa.

3. Kiểm tra chất lượng của pin và bảo hành xe định kỳ để tránh những rủi ro nhất định.

4. Lựa chọn xe điện bảo đảm chất lượng, có cam kết từ nhà sản xuất. Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật hay thay đổi kết cấu, các bộ phận và phụ kiện của xe để tránh các rủi ro không tương thích dẫn đến cháy nổ.

Sinh viên tìm cách ứng phó khi bị chủ nhà trọ cấm gửi xe điện sau vụ cháy chung cư mini ảnh 8
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ
HHT - Tổ chức chương trình vui Trung Thu là hoạt động thường niên của nhiều trường học. Tuy nhiên, trong bối cảnh miền Bắc đang chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, hàng loạt trường học tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã thông báo dừng hoạt động vui Trung Thu hoặc thay đổi hình thức tổ chức nhằm gây quỹ ủng hộ cho đồng bào gặp khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Những câu chuyện nhói lòng giữa đợt lũ miền Bắc: Lớp mầm non chỉ còn nửa sĩ số

Những câu chuyện nhói lòng giữa đợt lũ miền Bắc: Lớp mầm non chỉ còn nửa sĩ số

HHT - Đợt mưa lũ lịch sử ở miền Bắc đã và đang gây ra thiệt hại to lớn về người và của. Lũ quét, sạt lở cướp đi sinh mạng của biết bao gia đình. Mỗi ngày, đồng bào cả nước đều hướng về miền Bắc, mong những câu chuyện đau lòng bớt đi, số người mất tích được tìm thấy còn khỏe mạnh nhiều lên.
Các nghệ sĩ tích cực chuẩn bị nhu yếu phẩm, lên đường cứu trợ đồng bào miền Bắc

Các nghệ sĩ tích cực chuẩn bị nhu yếu phẩm, lên đường cứu trợ đồng bào miền Bắc

HHT - Bão số 3 đi qua, để lại hậu quả hết sức nặng nề cho bà con các tỉnh, thành miền Bắc. Trước nỗi khó khăn, mất mát của người dân, nhiều nghệ sĩ không chỉ ủng hộ qua số tài khoản do Ban Cứu trợ Trung ương kêu gọi, mà còn bắt đầu tổ chức những chuyến từ thiện, cứu trợ lương thực, thuốc men gửi đến các địa phương bị ngập lụt.