Hiện nay, hầu hết rác thải dệt may đều được vứt đi hoặc đem đốt. Chỉ 22% được tái chế hoặc tái sử dụng và phần lớn trong số đó được chuyển thành vật liệu cách nhiệt, đệm hoặc vải lau chùi. Điều này có nghĩa là quần áo thời trang làm từ vật liệu tái chế thực sự không được tái chế từ vải và vật liệu bông.
Chưa đến 1% vải dùng để sản xuất quần áo được tái chế thành quần áo mới. 22% được tái chế thành đệm hoặc khăn lau. |
Tái sử dụng bông nghe có vẻ dễ nhưng nếu bông được tái chế, chất lượng sẽ giảm xuống nên các nhà sản xuất phải thêm vào các vật liệu khác. Điều này dẫn đến việc bông sẽ trở thành vải hỗn hợp. Để giải quyết vòng tuần hoàn này, các thương hiệu thời trang đã chuyển qua sử dụng nhựa tái chế của ngành công nghiệp thực phẩm. Nhưng quần áo tái chế từ chai nhựa hoặc nhựa tổng hợp được coi là không thể tái chế lần sau.
Quần áo tái chế từ chai nhựa hoặc nhựa tổng hợp được coi là không thể tái chế lần sau. |
Trong khi một chai nhựa có thể tái chế tới lui tận năm sáu lần. Vậy nên ngành công nghiệp đồ uống không đồng ý cách làm này của ngành thời trang, họ đã viết một bức thư ngỏ gửi tới Nghị viện châu Âu vào năm ngoái nhằm cảnh báo xu hướng đáng lo ngại của ngành thời trang khi đưa ra những tuyên bố xanh liên quan đến việc sử dụng vật liệu tái chế.
Ngành thực phẩm đang tìm cách để ngăn cản hoạt động tái chế từ nhựa của ngành thời trang. |
Trên thực tế, các nhà bảo vệ môi trường đã yêu cầu ngành dệt may ngừng sản xuất hoàn toàn polyester. Việc này thực sự khó xảy ra vì nó chiếm hơn một nửa sản lượng của họ. Vì vậy, người tiêu dùng cũng cần đồng lòng và giải pháp mà chúng ta có thể sử dụng là mua ít quần áo hơn.
Chúng ta phải giảm mức tiêu thụ, thay vì tiêu thụ nhiều hơn, mua sắm nhiều hơn. |
Tuy nhiên, cũng có những cái tên tiên phong chuyển sang sử dụng sợi thực vật mới trong sản xuất thời trang. Ví dụ như thương hiệu Hugo Boss của Đức sử dụng Pinatex làm từ lá dứa cho một số thiết kế giày thể thao của mình. Người tiêu dùng cũng cần tham gia giải quyết vấn đề. Chúng ta phải giảm mức tiêu thụ, thay vì tiêu thụ nhiều hơn, mua sắm nhiều hơn.