Tại sao chúng ta cứ luôn muốn thứ gì đó, và muốn phải có nó ngay lập tức?

Tại sao chúng ta cứ luôn muốn thứ gì đó, và muốn phải có nó ngay lập tức?
HHT - Trong cuộc sống luôn bận rộn và vội vàng thì biết chờ đợi kiên nhẫn càng trở thành một đức tính đáng quý và hiếm có.

Bạn có để ý thấy rằng, rất nhiều người trong số chúng ta không chỉ muốn có thứ này hoặc thứ kia, mà chúng ta còn muốn có những thứ đó NGAY BÂY GIỜ? Tôi đọc thấy rằng, tổng thời gian trung bình trong cả cuộc đời mà một người Mỹ dành để xem quảng cáo trên truyền hình là đúng một năm. Và trong những mẩu quảng cáo đó, người ta được nghe đi nghe lại rằng, mình có thể có được bất kỳ thứ gì (hoặc một thứ cụ thể gì đó) mà mình muốn, có được một cách rất dễ dàng, và có thể có được NGAY BÂY GIỜ.

Với thứ gì cũng vậy, ban đầu chúng ta muốn có. Rồi chúng ta tìm cách để có. Thế rồi chúng ta lại tự hỏi tại sao ban đầu mình muốn có nó. Và rồi chúng ta lại tìm cách để nó có (hoặc có thứ khác) thêm lần nữa.

Các quảng cáo đều nói rằng chúng ta có thể dễ dàng có (mua) được thứ gì đó ngay lập tức.

Ngân hàng First National Bank ở một thành phố miền Trung Tây nước Mỹ từng đưa ra một bảng quảng cáo với câu khẩu hiệu: "Những khoản vay khiến cho cuộc sống dễ dàng hơn, lúc BAN ĐẦU" (Loans make life easier, at FIRST). Thực ra, đây là một cách chơi chữ, họ cũng có thể dịch là "Những khoản vay khiến cho cuộc sống dễ dàng hơn, tại [ngân hàng] FIRST". Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa bóng cũng hoàn toàn đúng: đúng là ban đầu thì những khoản vay khiến cho cuộc sống "có vẻ" dễ dàng, thuận tiện hơn. Nhưng rồi sau đó…

Tôi từng nói chuyện với chị tôi khi chị ấy sắp kết hôn. Chị ấy kể rằng một người họ hàng đã tặng chị ấy món quà cưới sớm: là phiếu đăng ký một khóa học về quản lý tài chính cá nhân. Trong khóa học này, chị ấy sẽ được học cách kiên nhẫn, cách chờ đợi, cách kiềm chế, học cách tiết kiệm tiền dần dần để có được những gì mình muốn. Chị ấy nói, tuy đây là một món quà "khác với truyền thống", nhưng chị ấy rất thích, và biết rằng một ngày nào đó, chị ấy sẽ nghĩ lại về món quà này với sự trân trọng và biết ơn thực sự.

Chúng ta đều nên học cách quản lý tiền bạc, càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, còn có một nghiên cứu rất nổi tiếng về trẻ em, những chiếc kẹo dẻo và "phần thưởng được trì hoãn". Các nhà nghiên cứu thấy rằng, một số em nhỏ có thể chờ đợi phần thưởng bằng cách để dành kẹo dẻo đến một thời điểm nhất định, và những em này thì về sau dễ thành công hơn, hạnh phúc hơn và dễ thích nghi hơn trong cuộc sống. Chúng ta đều cảm thấy tốt hơn khi chúng ta kiểm soát được những mong muốn, và đặc biệt là những hành vi của mình.

Một hình ảnh trong nghiên cứu “phần thưởng được trì hoãn” – một số em nhỏ sẵn sàng chờ đợi để được ăn kẹo dẻo.

Việc muốn có thứ gì đó và phải có NGAY LẬP TỨC là cám dỗ mà ai cũng trải qua. Như một người bạn từng viết cho tôi thế này: "Tôi đã học được rằng, mọi thứ trong cuộc đời này đều là phần thưởng trong từng khoảnh khắc. Tôi chỉ không biết cái khoảnh khắc mà nó sẽ xảy ra. Nên tôi chỉ cứ làm những gì cần phải làm trước mắt mình, rồi kiên nhẫn, và chờ đợi khoảnh khắc đó".

Thật là một lời khuyên tuyệt vời! Bây giờ tôi có hai câu hỏi cho bạn:

- Bạn muốn có được điều gì?

- Và bạn có chờ đợi được không?

Khả năng là, nếu bạn có thể trả lời "có" với câu hỏi thứ hai, thì chắc chắn bạn sẽ tìm được sự yên bình và hài lòng hơn nhiều. 

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.