Tại sao việc ĐT Việt Nam chơi trận Chung kết lượt đi trên sân nhà không phải là lợi thế?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - HLV Alexandre Polking của ĐT Thái Lan nói rằng lợi thế của ĐT Việt Nam là thi đấu trận Chung kết lượt đi trên sân nhà. Nhưng ông Polking nói như vậy có đúng không? Có lẽ ông chưa nghe đến một điều gọi là “hiệu ứng lợi thế sân nhà lượt về”?

Ở những vòng đấu loại trực tiếp, luôn có một câu hỏi được đặt ra là: Có phải đá trận lượt về trên sân nhà thì sẽ có lợi thế không? Thực ra, rất nhiều HLV và cầu thủ thích đá trận lượt về trên sân nhà, bởi họ cho rằng như vậy, họ sẽ dễ thay đổi/ đảo ngược một kết quả không tốt (ở lượt đi) khi thi đấu trước rất đông khán giả của mình.

Tất nhiên, ông Polking có thể nghĩ khác, vì ông cho rằng chơi trên sân nhà ở lượt đi để có một kết quả tốt thì lượt về sẽ tự tin hơn.

Tại sao việc ĐT Việt Nam chơi trận Chung kết lượt đi trên sân nhà không phải là lợi thế? ảnh 1

HLV Polking. Ảnh: Bangkok Post.

Nhưng các nghiên cứu về thể thao đã chỉ ra rằng, có một điều gọi là “hiệu ứng lợi thế sân nhà lượt về” (second leg home advantage effect). Khi phân tích vòng loại trực tiếp của Champions League (cúp C1), người ta thấy từ năm 1994 đến 2009, số lần chiến thắng chung cuộc (sau 2 lượt trận) của các đội chơi lượt đi trên sân khách là 56%. Nếu không xét đến các yếu tố khác thì lợi thế sân nhà ở lượt về sẽ lấn át lợi ích của luật bàn thắng sân khách.

Patrick Kluivert, cựu cầu thủ người Hà Lan, cũng tin vào hiệu ứng trên, vì “tốt hơn là mắc lỗi ở lượt đi trên sân khách vì vẫn còn thời gian để sửa lỗi ở lượt về trên sân nhà”. Ngoài ra thì cũng có những lý do khác, như một chút thiên vị của trọng tài, sự thay đổi chiến thuật của các HLV trong trận lượt về, động lực và sự tập trung của cầu thủ khi chơi trên sân nhà…

Tại sao việc ĐT Việt Nam chơi trận Chung kết lượt đi trên sân nhà không phải là lợi thế? ảnh 2

Kluivert và Messi. Ảnh: Twitter.

Trang Barca Innovation Hub cũng viết, nếu phân tích vòng loại trực tiếp ở Champions League, Europa League (cúp C2) và các trận Siêu Cúp châu Âu trong 50 năm nay thì sẽ thấy đội chơi lượt đi trên sân khách có khả năng chiến thắng chung cuộc (tính trung bình) là gần 54%, tức là có chút lợi thế.

Tuy nhiên, “hiệu ứng lợi thế sân nhà lượt về” ngày càng nhạt đi theo thời gian. Kể từ sau năm 2002, tỷ lệ thắng của đội đá sân nhà lượt đi và đội đá sân khách lượt đi gần như bằng nhau, theo trang The Guardian. Thậm chí, chơi trên sân nhà ở trận lượt về cũng có thể là một gánh nặng vì các fan đội đá sân nhà rất dễ nổi giận và khiến các cầu thủ càng bị sức ép.

Tại sao việc ĐT Việt Nam chơi trận Chung kết lượt đi trên sân nhà không phải là lợi thế? ảnh 3

Manchester United không ít lần không thắng nổi khi chơi trên sân nhà. Ảnh: Oli SCARFF/ AFP.

Như vậy, việc chơi trận lượt đi trên sân nhà hay sân khách cũng không phải là lợi thế hay bất lợi trong thời gian gần đây; còn nếu có chút khác biệt nào thì đội chơi trên sân khách ở lượt đi mới là đội có lợi thế chứ không phải như ông Polking đã nói.

Tại sao việc ĐT Việt Nam chơi trận Chung kết lượt đi trên sân nhà không phải là lợi thế? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?