Tạp chí Nhật Bản "rì-viu" như thế nào về album "CITOPIA" của Phùng Khánh Linh?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau album "LINK" của Hoàng Thùy Linh được chuyên trang âm nhạc Pitchfork đánh giá tích cực, bài đánh giá của The Japan Times dành cho album "CITOPIA" và Phùng Khánh Linh cho thấy V-Pop đang ngày càng thu hút sự quan tâm của khán giả quốc tế.

Mở đầu bài review, cây bút Patrick St. Michel của tờ The Japan Times dành lời khen dành cho sự đa dạng và ý tưởng của album CITOPIA:

“Album thứ hai của cô ấy, 'CITOPIA', ra mắt vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, gồm 10 bài hát đã có sự kết nối rõ ràng với nhạc City Pop. CITOPIA có một cấu trúc âm nhạc uyển chuyển giữa Funk và Disco ở những bài hát sôi động cùng với những bản ghi với tiết tấu chậm rãi, mộng mơ ảo diệu như tác phẩm 'Midnight Pretenders' của Tomoko Aran. Giọng hát của Linh như sự giao thoa trong sự lạc quan vui vẻ tối thứ Sáu và những nỗi buồn man mác những sáng thứ Hai.

Tạp chí Nhật Bản "rì-viu" như thế nào về album "CITOPIA" của Phùng Khánh Linh? ảnh 1

Đối với tất cả tín đồ yêu quý văn hóa cũng như những thanh âm hoài niệm, CITOPIA' thực sự là một là một tác phẩm đào sâu hơn về ý tưởng (concept album) chứ không chỉ đơn giản chỉ là sản phẩm tái tạo lại một xu hướng âm nhạc."

Tạp chí Nhật Bản "rì-viu" như thế nào về album "CITOPIA" của Phùng Khánh Linh? ảnh 2

Trong số 10 ca khúc của CITOPIA, The Japan Times đặc biệt có ấn tượng với track thứ 9 - Sài Gòn ôm lấy em (Sentimental Saigon):

"Giữa những âm thanh rực rỡ, lấp lánh và những hình ảnh anime hoài niệm trong 'CITOPIA', có lẽ khoảnh khắc đẹp nhất là khi Linh đối mặt với đô thị hiện đại trong 'Sài Gòn ôm lấy em (Sentimental Saigon)', một bài hát ca ngợi về những thăng trầm của cuộc sống ở thành phố lớn nhất Việt Nam. Nó vừa mang những dấu ấn của quá khứ vừa rất hiện đại; điều này cho thấy rằng City Pop vẫn có những ảnh hưởng rất tích cực trong âm nhạc đương đại chứ không đơn thuần là một ảo ảnh về quá khứ vàng son.”

Tạp chí Nhật Bản "rì-viu" như thế nào về album "CITOPIA" của Phùng Khánh Linh? ảnh 3

Bên cạnh đó, City Pop và thời trang Y2K xuyên suốt của CITOPIA được The Japan Times đánh giá cao. Họ gọi đây là “hơn cả sự hồi sinh” và “gu thẩm mỹ được nâng lên một tầm mới”. Những dấu ấn của thập niên cũ như tòa nhà chọc trời, đèn neon, các hình vẽ anime chuyển động,… cùng với thời trang Y2K đã tạo nên một phiên bản hoàn mỹ hơn cho một concept album như CITOPIA.

Tạp chí Nhật Bản "rì-viu" như thế nào về album "CITOPIA" của Phùng Khánh Linh? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hà Lê thử sức với Ballad, quan điểm làm nhạc thay đổi khi lập gia đình

Hà Lê thử sức với Ballad, quan điểm làm nhạc thay đổi khi lập gia đình

HHT - Hà Lê bộc bạch nếu album “Ở Trọ” là một film điện ảnh nơi có rất nhiều sự phá cách, sôi động thể hiện cho giai đoạn một nghệ sĩ mang tinh thần trẻ, nhiều năng lượng vì xuất thân từ HipHop và muốn đưa điều đó vào trong âm nhạc, thì “Đơn Sơ” chính là một bộ film truyền hình nhiều tập mang rõ thông điệp của sự trưởng thành, của người đã có gia đình, thêm nhiều trách nhiệm phải gánh vác, cảm ngộ và đồng cảm nhiều hơn với trách nhiệm và cản trở của tác giả trong từng tác phẩm.