Tàu ngầm thám hiểm Titanic đã phải chịu “vụ nổ thảm khốc” như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Những mảnh vỡ dưới đáy biển được coi là bằng chứng cho thấy tàu ngầm The Titan của công ty OceanGate đã nổ, được gọi là “vụ nổ thảm khốc”. Bản chất của vụ nổ này là như thế nào?

Sau nhiều ngày tìm kiếm tàu ngầm The Titan của công ty OceanGate - mất tích trên đường đưa khách xuống đáy biển tham quan xác tàu Titanic, lực lượng Tuần duyên Mỹ đã xác nhận cả 5 hành khách trên tàu đều đã thiệt mạng, theo Marca và nhiều trang báo lớn khác.

Kết luận này được đưa ra sau khi lượng oxy trên tàu ngầm đã cạn và bằng chứng về một “vụ nổ thảm khốc” đã được tìm thấy.

Vậy “vụ nổ thảm khốc” này là gì?

Tàu ngầm thám hiểm Titanic đã phải chịu “vụ nổ thảm khốc” như thế nào? ảnh 1

Tàu ngầm The Titan của công ty OceanGate đã nổ, ctaats ả hành khách được xác nhận đã thiệt mạng. Ảnh: OceanGate.

Cụm từ “vụ nổ thảm khốc” là để nói đến sự sụp đổ hay hỏng hóc của một cấu trúc hoặc con tàu, bị gây ra bởi áp suất bên trong cực lớn. Khi áp suất bên trong một khoảng không gian hạn chế trở nên quá lớn đến mức cấu trúc không thể chịu được, thì nó “chịu thua” một cách đột ngột và cực mạnh, dẫn tới một "vụ nổ thảm khốc". Tóm lại, cụm từ này có ý nói đến cả cường độ lẫn tốc độ cực lớn của vụ nổ trong điều kiện dưới đáy biển.

Xác tàu Titanic hiện nằm dưới đáy Đại Tây Dương, ở độ sâu khoảng 3.800 mét.

Ở mực nước biển, áp suất khí quyển là 14,7 psi (lực-pound trên một inch vuông). Áp suất nước ở độ sâu nơi có xác tàu Titanic là gấp khoảng 400 lần như thế, tức là gần 6.000 psi.

Để bạn hình dung rõ hơn, có thể lấy ví dụ là cú cắn của một con cá mập trắng lớn sẽ tạo ra một lực khoảng gần 4.000 psi, theo trang Scientific American.

Trong một vụ nổ dưới đáy biển, dù do trục trặc trên thân tàu hay bất kỳ lý do gì khác, thì tàu ngầm sẽ tự tan tành chỉ trong vài milli giây và áp lực nước cực kỳ lớn sẽ lập tức nghiền nát nó. Hậu quả là những người trong tàu cũng sẽ thiệt mạng ngay.

Tàu ngầm thám hiểm Titanic đã phải chịu “vụ nổ thảm khốc” như thế nào? ảnh 2

Điều kiện dưới đáy đại dương có thể gây ra thảm họa chỉ trong một tích tắc. Ảnh: AFP.

Tàu The Titan, cũng như những tàu hoạt động dưới nước khác, tất nhiên được thiết kế để chịu được áp lực nước lớn ở độ sâu nơi có xác tàu Titanic, thế nhưng không gì có thể đảm bảo an toàn 100% được, nhất là ở điều kiện dưới đáy đại dương.

Và trong điều kiện đó, sẽ rất khó để xác định được lý do chính xác của vụ nổ, dù là ở hiện tại hay trong thời gian tới.

Tàu ngầm thám hiểm Titanic đã phải chịu “vụ nổ thảm khốc” như thế nào? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Giải mã “lời nguyền của Pharaoh” khiến 20 người thiệt mạng sau khi vào lăng mộ

Giải mã “lời nguyền của Pharaoh” khiến 20 người thiệt mạng sau khi vào lăng mộ

HHT - “Lời nguyền của Pharaoh” đã được nói đến từ năm 1922 và cũng được ghi lại trong một số văn bản của Ai Cập cổ. Kể từ năm đó, 20 người mở và vào lăng mộ Vua Tutankhamun ở Ai Cập đều dần dần qua đời vì nhiều chứng bệnh khác nhau. Giờ thì các nhà khoa học cho rằng đã giải mã được bí ẩn về “lời nguyền” này.
Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

HHT - Tại Indonesia gần đây có nhiều lần núi lửa phun trào rất mạnh, trong đó lần gần nhất là vụ phun trào của núi Ruang vào ngày 30/4. Đến nay, khí sulfur dioxide (SO2) do vụ phun trào này đã theo chiều gió lan rộng sang Malaysia và đến sát miền Nam nước ta. Vậy khí này có thể gây những ảnh hưởng gì?