Teen phát ngôn vấn đề XH, ranh giới giữa “thể hiện cái tôi” và “sự hỗn hào” rất mỏng manh

Teen phát ngôn vấn đề XH, ranh giới giữa “thể hiện cái tôi” và “sự hỗn hào” rất mỏng manh
HHT - Khi teen chúng mình phát ngôn, đấu tranh cho các vấn đề xã hội, ranh giới giữa “thể hiện cái tôi” và “sự hỗn hào” đôi lúc rất mỏng manh và cần sự cân nhắc thấu đáo.

Ở độ tuổi teen, cô bạn người Thụy Điển Greta Thunberg đã phát động nhiều chiến dịch như “Bãi khóa vì môi trường” hay “Thứ Sáu cho tương lai”, chưa kể việc được tạp chí uy tín Time vinh danh là “Nhân vật của năm 2019”. Chỉ trích vỗ mặt, Greta không ngán ngẩm vị chính khách nào. Tuy nhiên, sau khi công kích chính phủ Úc vì “chậm chạp trước cháy rừng” và bị phản ứng, Greta đã phải công khai xin lỗi vì sử dụng ngôn từ nặng nề.

Teen phát ngôn vấn đề XH, ranh giới giữa “thể hiện cái tôi” và “sự hỗn hào” rất mỏng manh ảnh 1

Một hiện tượng bất ngờ

Kevin Ward - nhà văn người Mỹ và cũng là một diễn giả TED Talk chỉ ra rằng có tới 57% chính khách của Mỹ đã bị… bắt nạt trong 2 năm gần đây. Một số các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra một hiện tượng xã hội bất ngờ: Các bạn trẻ “bắt nạt” những công dân lớn tuổi hơn.

Nghe có vẻ lạ vì ở Việt Nam nhiều năm nay, teen vẫn thường than mình “thấp cổ bé họng”, ít khi tiếng nói được người lớn quan tâm chứ đừng nói là “bắt nạt” người lớn.

Hiện tượng này thực ra đã xuất hiện nhiều năm nay. Năm 2012, trên một chuyến xe buýt tại Hy Lạp, bà Karen Klein (68 tuổi), đã bị một nhóm các bạn từ 13 đến 14 tuổi bắt nạt. Họ cười nhạo bà bằng những cụm từ xấu xí, chê bai từ hình thể tới tính cách của bà. Đỉnh điểm là một kẻ hét lên: “Gia đình, dòng họ, bất kể ai cũng sẽ tự tử vì họ không muốn ở bên bà đấy!” khiến bà Karen vỡ òa trong những giọt nước mắt.

Video ghi lại cảnh bắt nạt đó đã làm chao đảo cộng đồng mạng khi ấy. Và những câu chuyện tương tự như vậy đã xảy ra ở khắp nơi.

Chúng ta đã trở thành “kẻ bắt nạt” như thế nào

Nếu nhu cầu cao nhất của các vị phụ huynh theo tháp nhu cầu của Maslow là sự an toàn, tiếp đó là sự đầy đủ về vật chất, công việc ổn định…, thì đỉnh tháp của gen Z lại là như cầu được công nhận (self-actualization). Chúng mình cần được người khác chứng nhận cho tài năng và công sức của bản thân. Tuy nhiên, trên hành trình đi tìm sự đồng cảm và khen ngợi, chúng mình lại vô tình gây ra một hiện tượng đáng buồn: Bắt nạt người lớn (adult bullying).

Teen phát ngôn vấn đề XH, ranh giới giữa “thể hiện cái tôi” và “sự hỗn hào” rất mỏng manh ảnh 2

Ngày nay, song song với sự phát triển của công nghệ, teen hiểu rõ hơn về các quyền hạn của mình và biết cách sử dụng những quyền hạn đó. Chưa kể, giới trẻ hoàn toàn có khả năng cập nhật kiến thức, từ đó có hiểu biết ngang với người lớn. Harry Beard, founder của công ty marketing Future Labs cho rằng: “Điểm khác biệt lớn nhất của Gen Z với thế hệ trước là công nghệ. Nếu như người lớn phải cố gắng hết mình theo đuổi đam mê, học hành bài bản và thực hành liên tục để được lắng nghe, thì bây giờ, chỉ với một vài dòng tweet hay một caption, bạn đã thu hút được lượt đọc của hàng ngàn người! Hàng chục ngàn người!”.

Bạn có thể làm ca sĩ, làm nhà soạn nhạc, làm họa sĩ, làm diễn viên - tất cả trên mạng xã hội mà không cần chứng chỉ. Bạn có thể học mọi thứ từ Google mà không cần giáo viên. Vì vậy nên, teen chúng ta càng hiểu rõ về quyền lực và giá trị của mình. Tuy nhiên, càng hiểu về bản thân, chúng lại càng dễ… lạm quyền, vì biết cách đáp trả và biết lợi dụng sự bênh vực bất chấp của người khác (thường là netizen). 

Bạn Q.T (Q.Gò Vấp, TP.HCM) kể câu chuyện của bản thân: “Tớ đã từng bắt nạt cô bảo mẫu hồi tiểu học. Cô khẽ tay tụi tớ do không ngủ trưa, tuy nhiên, để chứng tỏ với đám bạn là tớ “mạnh”, cũng như để chứng minh là cô sai, tớ đã có những kế hoạch xấu. Tớ tự khẽ thêm vào tay cho bầm, và phụ huynh tớ bắt cô xin lỗi tớ trước học sinh toàn trường. Cũng vì sự kiện đó mà cô stress luôn. Dần dà, tớ mới nhận thức được việc làm sai của mình”.

Hay bạn N.K (sinh viên RMIT) kể lại: “Năm cấp Ba, tớ khiến cô giáo dạy Văn có một “cú sốc để đời”. Tớ đăng đàn đả kích giờ Văn và đặc biệt là cách chấm bài của cô, mặc định là cô đì mình vì hai bài tập ngữ pháp y chang nhau (do tớ copy bài bạn mà) nhưng bạn lại cao hơn tớ hẳn 2 điểm! Thế là status của tớ nhận được hơn 3.000 likes. Cả tổ Văn của trường náo loạn và phải họp gấp ngay sáng hôm sau. Cô tớ mệt mỏi và không biết có phải vì lý do này không, nhưng cô không còn là tổ trưởng tổ Văn nữa”.

Teen phát ngôn vấn đề XH, ranh giới giữa “thể hiện cái tôi” và “sự hỗn hào” rất mỏng manh ảnh 3

Chúng ta có hàng ngàn cách để bật lại phụ huynh, giáo viên và những người lớn “gai mắt”. Bắt nạt bằng ngôn ngữ, như cách mà chúng ta hay đòi “trùm bao bố đánh giáo viên”; bắt nạt bằng hành động, như lè lưỡi từ xa, bôi cây mắt mèo lên ghế giáo viên, chiếu tia laze vào “bàn tọa” giáo viên để cả lớp cười òa; hay bắt nạt qua mạng…, tất cả những điều đó cũng chính là biểu hiện của bắt nạt học đường.

Kết quả là teen stress, người lớn stress theo, không ai thông cảm cho ai. Nếu như phụ huynh xưa là bờ vai vững chắc, là trụ cột tinh thần, thì giờ đây, họ đang bận loay hoay xử lý sang chấn tâm lý do chúng ta gây ra, và vòng tuần hoàn đau khổ lặp mãi mãi do không ai bắt đầu thay đổi và phá vỡ vòng trong luẩn quẩn đó.

Cùng nhau thoát ra đầm lầy khổ đau

Vậy, làm sao để cân bằng được việc tiếng nói của teen có trọng lượng, nhưng không gây tổn thương cho người lớn?

Theo nhà văn Brooks Gibbs, người đã làm việc cùng các chuyên gia tâm lý học để chấp bút về chủ đề bạo hành và bắt nạt, thì động cơ lớn nhất của những kẻ bắt nạt là khát khao được chú ý, được công nhận và trở nên lớn mạnh. Họ chỉ bắt nạt những “con mồi”, những kẻ yếu thế hơn mà thôi.

Có lẽ, hiện tượng bắt nạt người lớn xảy ra nhiều, là vì những bạn trẻ đó muốn được công nhận về sự trưởng thành của mình, muốn được ghi nhận là họ giỏi giang hơn thế hệ trước. Thế nên, cần nhẩm ngay những bước sau để trở nên “thiện lành” nhé:

1. Mỗi lần định nói gì nhạy cảm, định chê bai hay đả kích ai, hãy viết chúng ra một tờ giấy. Nếu sáng mai ngủ dậy, bạn vẫn thấy cần nói, thì đó là việc quan trọng, còn nếu bạn chẳng gợn một tí bực tức sau khi đã ngủ một giấc đầy, thì chúng không quá mật thiết.

Teen phát ngôn vấn đề XH, ranh giới giữa “thể hiện cái tôi” và “sự hỗn hào” rất mỏng manh ảnh 4

2. Theo Psychology Today, cách để tiết chế và giảm căng thẳng là phải hiểu các quyền cơ bản của con người:

- Người lớn có quyền được tôn trọng, ai cũng vậy.

- Người lớn có quyền được thể hiện quan điểm và cảm xúc, dù chúng khác với những gì bạn nghĩ, ai cũng vậy.

- Người lớn có quyền nói Không, ai cũng vậy.

- Người lớn có quyền tạo lập những ưu tiên riêng, ai cũng vậy.

- Người lớn có quyền nhận được những gì xứng đáng với nỗ lực của họ, ai cũng vậy.

Và cuối cùng, hãy thay đổi chính cách bạn nói. Thay vì đổ lỗi: “Tất cả là tại mẹ” hay mặc định: “Mẹ không hiểu con”, thì hãy nói về cảm xúc của bản thân bằng thái độ trung lập: “Con rất buồn và thất vọng, vì con kì vọng abcxyz, nhưng sự thật lại như thế này!”. Bằng cách đó, mọi người sẽ hiểu được tình trạng và độ nghiêm trọng của vấn đề để giúp đỡ bạn mà không ai phải chịu sự tổn thương cả!

Và hãy nhớ rằng, ai cũng có thể là nạn nhân của nạn bắt nạt!

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
HHT - Chiều 26/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ hội quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
HHT - Tại khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, 200 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc được nghe bác Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ những câu chuyện lịch sử, ý nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.