Thêm yêu tiếng Việt qua từng trang sách “Chữ xưa còn một chút này”

0:00 / 0:00
0:00
HHT - “Chữ xưa còn một chút này” là cuốn sách kể bạn nghe những thú vị ẩn sâu trong ngữ nghĩa những từ tiếng Việt mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Hiểu được gốc gác và sự đẹp đẽ của ngôn từ sẽ khiến bạn thêm yêu tiêng Việt. 
Bạn có dám chắc mình đã nắm vững và hiểu hết ngữ nghĩa của các từ tiếng Việt hay dùng? 
Nếu đã từng đôi lần sử dụng những từ như "ấu trĩ", "bồng bột", "do dự", "sầm uất, "thiết tha"..., bạn có hiểu cặn kẽ những từ này, hay chỉ dùng theo cảm tính, dựa vào sự phán đoán mơ hồ? 
Với những từ như "yên chí" hay "yên trí", "ca thán" hay "ta thán",... - cách dùng nào mới đúng?

Có một sự thật là theo thời gian, cách dùng từ ngữ tiếng Việt đã có sự thay đổi không ngừng. Nhiều từ vựng đã mất đi ý nghĩa ban đầu, được thêm một tầng nghĩa mới, hoặc dù được viết sai nhưng số đông đã chấp nhận nên cũng thành viết đúng. 

Chính vì thế, sự xuất hiện của fanpage Ngày ngày viết chữ với hơn 144.000 lượt theo dõi đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của các bạn trẻ. Khám phá ngữ nghĩa của tiếng Việt là một hành trình thú vị, giúp chúng mình hiểu thêm về lịch sử, nguồn cội, gốc gác của từ cổ, từ đó hạn chế sự nhầm lẫn, sai sót, làm mất đi cái hay của tiếng mẹ đẻ.
Thêm yêu tiếng Việt qua từng trang sách “Chữ xưa còn một chút này” ảnh 1 "Chữ xưa còn một chút này" là tựa sách giúp người đọc hiểu sâu hơn về tiếng Việt - Ảnh: Wavebooks
Không chỉ dừng ở việc muốn “kể những câu chuyện giản dị be bé về tiếng Việt” trên mạng xã hội, Nguyễn Thùy Dung - người sáng lập trang Ngày ngày viết chữ mới đây đã cho ra mắt cuốn sách Chữ xưa còn một chút này với nội dung chắt lọc hành trình tìm tòi chữ nghĩa. Đặc biệt cuốn sách này rất thiết thực với các bạn trẻ đang hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo nội dung, content marketing, quảng cáo, ngôn ngữ... 

Chữ xưa còn một chút này gồm 100 mục từ được chia thành hai phần chính: Phần đầu giải nghĩa nguồn gốc một số từ Hán Việt, phần sau nói về một số từ đã bị mờ nghĩa hoặc những từ chúng ta quen dùng nhưng không biết ý nghĩa thật sự là gì. Những lý giải trong cuốn sách (theo chiều lịch đại) sẽ giúp độc giả có thêm hiểu biết về những câu chuyện xa xưa của chữ nghĩa. 
Thêm yêu tiếng Việt qua từng trang sách “Chữ xưa còn một chút này” ảnh 2 Cuốn sách giống như một cuốn từ điển được trình bày cô đọng, có ví dụ cụ thể để bạn đọc dễ hiểu - Ảnh: Wavebooks
Trong Chữ xưa còn một chút này còn có chuyên mục Thử thách chút chơi - gồm những khảo sát về chính tả sẽ gây ra không ít bối rối cho bạn đọc, vừa mang tính giải trí, vừa giúp bạn đọc dễ dàng hiểu, nhận biết những lỗi chính tả thường gặp và biết cách sử dụng đúng. 

Tác giả Nguyễn Thùy Dung chia sẻ: “Trong Chữ xưa còn một chút này không có từ nào tôi tâm đắc nhất, mà tất cả những từ trong đó đều từng là một lần tâm đắc của tôi. Mỗi lần hiểu được nguồn gốc của một từ, một ngữ, tôi đều cảm thấy ngạc nhiên xen lẫn mừng rỡ. 

Hầu hết bạn đọc của Ngày ngày viết chữ cũng cảm thấy như vậy. Mọi người thường bảo với tôi là chính nhờ việc hiểu được ý nghĩa đằng sau mỗi con chữ mà các bạn ấy mới “yêu lại từ đầu” với tiếng Việt.”
Thêm yêu tiếng Việt qua từng trang sách “Chữ xưa còn một chút này” ảnh 3"Chữ xưa còn một chút này" gồm 100 mục từ được giải nghĩa - Ảnh: Wavebooks
Song song đó, với tính cẩn thận của một người làm chữ nghĩa, tác giả Thùy Dung nhấn mạnh: “Những lý giải trong sách được đối chiếu từ nhiều nguồn hòng tránh chủ quan, thiên kiến. Tuy nhiên, tôi không hy vọng bạn đọc của mình đọc gì tin nấy.
Xưa giờ tôi vẫn chủ trương đọc Ngày ngày viết chữ là để biết thêm một hướng lý giải, chứ những chuyện xa xưa của chữ nghĩa thì quả tình là tôi không dám khẳng định một điều gì.”
Thêm yêu tiếng Việt qua từng trang sách “Chữ xưa còn một chút này” ảnh 4 Một khi hiểu được gốc gác và sự đẹp đẽ của ngôn từ sẽ khiến bạn thêm yêu tiêng Việt - Ảnh: Wavebooks
Nói về cuốn sách này, anh Huỳnh Vĩnh Sơn (Sói Ăn Chay) - tác giả cuốn Ý tưởng này là của chúng mình chia sẻ: “Ngày ngày viết chữ là "bí mật" của người viết quảng cáo. Thùy Dung đã gọi tên nhiều vấn đề về ngôn ngữ mà trước đây mình chỉ thấy "kì kì". Những bài học ấy đã giúp mình viết và cảm nhận con chữ tốt hơn khi chấp bút cho nhãn hàng, cũng như thuận lợi hơn trong việc hướng dẫn các copywriter khác.  Những bài chia sẻ của Thùy Dung và Ngày ngày viết chữ đã giúp một copywriter lâu năm như mình biết thêm nhiều ngõ ngách thú vị của tiếng Việt vốn đang chờ được khám phá. Bạn cũng có thể tìm thấy những thú vị tương tự trong cuốn sách Chữ xưa còn một chút này - một tựa sách của Ngày ngày viết chữ.” 
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.