Thi THPT QG 2019: 3 sai lầm "xương máu" mà teen 2K truyền lại cho các "sĩ tử" 2K1

Thi THPT QG 2019: 3 sai lầm "xương máu" mà teen 2K truyền lại cho các "sĩ tử" 2K1
HHT - Học hỏi 3 kinh nghiệm “xương máu” dưới đây từ những đàn anh, đàn chị 2K đi trước sẽ giúp teen 2K1 tránh được không ít những sai lầm tương tự nhé.

Chủ quan không đầu tư thời gian học

Khi được hỏi về nguyên nhân “thành công bị trì hoãn” bạn Nguyễn Thùy Linh (teen 2K, Vĩnh Phúc) cười buồn: “Khả năng học của mình tương đối ổn, nhưng khá mải chơi. Mình nghĩ là đến học kì 2 lớp 12 thì học cũng không muộn, nên trong khi các bạn chăm chỉ chuẩn bị trước chương trình 12, mình vẫn còn đang mải chơi và ung dung lắm.

Chỉ đến lúc gần hết học kỳ I, mình mới hốt hoảng vì các bạn đều có kiến thức hết rồi, còn đối với mình thì mọi thứ đều mới tinh tươm, thành ra mình rất vất vả để đuổi kịp mọi người. Hồi đó nghĩ lại mà vẫn còn sợ, ngày nào mình cũng phải thức đêm thức hôm, không có thời gian nghỉ ngơi cho đủ. Đến học kì II lớp 12, các bạn bước vào giai đoạn làm đề và ôn tập những phần còn yếu, mình mới bắt đầu hệ thống lại kiến thức. Dù có thông minh đến mấy nhưng chủ quan thì vẫn chẳng ăn ai”.

Thi THPT QG 2019: 3 sai lầm "xương máu" mà teen 2K truyền lại cho các "sĩ tử" 2K1 ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Sự chủ quan không đầu tư thời gian học có thể khiến 2k1 phải trả giá đắt như vậy đấy. Đã sắp hết năm rồi, từ giờ đến Tết các bạn phải ôn luyện toàn diện tất cả kiến thức trọng tâm đi thì bắt đầu sang học kỳ II mới có thể tập trung luyện đề được.

Học nhiều nhưng vẫn “hổng” kiến thức

Bạn Kiều Thu Trang (Hà Nội) – thì chia sẻ câu chuyện của mình như thế này: “Mình bị hổng kiến thức Hóa trầm trọng, dù đã rất chăm chỉ học, nhiều hôm thức tới cả gần sáng  nhưng cứ lúc luyện đề, đụng đến bài nào đó là y nhưng rằng mình lại quên mất 1 phần kiến thức để có thể làm được bài. Mình đã rất khổ sở trong một thời gian dài, chỉ đến khi được đứa bạn thân giới thiệu cách học hệ thống hóa kiến thức trọng tâm thì mình mới khắc phục được tình trạng này.

Học theo cách hệ thống hóa kiến thức chính là chia kiến thức thành nhiều phần nhỏ, theo từng chuyên đề, ở giữa chúng có sự móc nối, liên quan đến nhau, vì vậy mà mình có thể nhớ được kiến thức một cách toàn diện, không bị nhớ nhớ quên quên”.

Thi THPT QG 2019: 3 sai lầm "xương máu" mà teen 2K truyền lại cho các "sĩ tử" 2K1 ảnh 2
Ảnh minh hoạ.

Vậy đấy, không phải cứ lao đầu vào học thật nhiều là sẽ tốt đâu 2k1 ạ, nếu học không theo một hệ thống, sẽ gặp tình trạng nhớ nhớ quên quên, chỉ tốn công vô ích, nếu bạn chưa biết hệ thống hóa kiến thức trọng tâm như thế nào thì có thể VÀO ĐÂY để tham khảo nhé.

Chỉ tập trung học phần khó

Bạn Mai Xuân Chiến (Thanh Hóa) chia sẻ: “Mình mắc một cái tật là luôn chủ quan với các bài dễ, nghĩ rằng dễ thế kiểu gì chẳng làm được, nên chỉ tập trung học các kiến thức khó, giải các bài khó. Thế nhưng chính vì sự chủ quan đấy lại làm mình mất oan 1 điểm lý thuyết Lí và trượt luôn nguyện vọng 1 vào Công nghệ thông tin trường Bách khoa Hà Nội, mình hối hận lắm”.

Thi THPT QG 2019: 3 sai lầm "xương máu" mà teen 2K truyền lại cho các "sĩ tử" 2K1 ảnh 3
Ảnh minh hoạ.

Chẳng riêng gì Chiến đâu, mà có thể rất nhiều bạn teen 2K1 đều mắc phải suy nghĩ sai lầm này. Các bạn hãy nhớ rằng: Chỉ 0,2 điểm đã quyết định bạn đậu hay trượt đại học rồi nên đừng chủ quan với bất kỳ phần kiến thức nào, dù là dễ nhất, nhất là khi kỳ thi THPT Quốc gia 2019 còn phủ kiến thức 3 năm lớp 10, 11, 12 nữa. Chủ quan đồng nghĩa với việc bạn dễ mất điểm như chơi.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?