Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn: Phương án xét tuyển Đại học thay đổi ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau khi chốt phương án thi 4 môn Tốt nghiệp THPT từ năm 2025, các trường đại học đã lên kế hoạch tính toán để điều chỉnh phương án xét tuyển Đại học. Bên cạnh đó, đại diện Bộ GD&ĐT đã có chia sẻ xung quanh ý kiến băn khoăn về việc không bắt buộc thi Ngoại ngữ.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
không bắt buộc tiếng Anh, liệu có đáng lo?

Bộ GD&ĐT vừa công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ 2025. Phương án được lựa chọn là 2+2, tức là 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Như vậy, trong phương án này, Ngoại ngữ - môn học được coi là công cụ để hội nhập, không phải là môn bắt buộc.

Nhiều người đặt ra câu hỏi khi môn Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc, Bộ GD&ĐT sẽ có kế hoạch như thế nào để đảm bảo chất lượng việc dạy học môn tiếng Anh?

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), cho hay, nếu tổ chức thi bắt buộc môn Ngoại ngữ thì không chỉ tiếng Anh mà tất cả 7 môn Ngoại ngữ. Nếu làm đề thi sẽ làm cho 7 môn tuy nhiên, các thí sinh được quyền dự thi môn Ngoại ngữ theo lựa chọn.

Môn Ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chú trọng, cụ thể, ngay từ lớp 3 đã được học, đến bậc THCS và THPT đều là môn học bắt buộc và được kiểm tra, đánh giá. Như vậy, trong quá trình từ năm lớp 3 đến lớp 12, học sinh đều được học, lựa chọn môn Ngoại ngữ mà mình thích và định hướng.

“Đó chính là nền tảng quan trọng nhất cho học sinh bổ sung, nâng cao năng lực, phẩm chất về Ngoại ngữ. Quá trình dạy và học, Ngoại ngữ được Bộ GD&ĐT rất quan tâm và lồng ghép vào tất cả các chuẩn đầu ra của học sinh và sinh viên. Do vậy không thể nói chỉ vì một kỳ thi này mà làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học. Chúng tôi quan điểm quá trình dạy học là xuyên suốt, xem các môn học là như nhau trong quá trình học”, ông Chương nói.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn: Phương án xét tuyển Đại học thay đổi ra sao? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Sẽ điều chỉnh tổ hợp xét tuyển Đại học

Đối với các trường Đại học, thông tin này về cơ bản không gây xáo trộn nhiều đến kế hoạch tuyển sinh bởi nhìn chung, hầu hết các trường có nhiều phương án xét tuyển chứ không chỉ riêng lấy kết quả kỳ thi Tốt nghiệp.

Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) - thầy Nguyễn Quốc Bình nhận định, trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ Đại học, việc các trường đưa ra nhiều hình thức để xét tuyển là phù hợp. Bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT, hiện nhiều trường tổ chức các kỳ thi riêng, kết hợp với các tiêu chí khác như học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, phỏng vấn… để tuyển sinh phù hợp với định hướng đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đang dành khoảng 40-50% chỉ tiêu mỗi trường thành viên cho phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực. Tỷ trọng này tăng dần qua từng năm trong khi sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tuyển sinh có xu hướng giảm.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng đang đề xuất phương án từ năm 2025 giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp, tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp, tuyển thẳng… PGS. TS. Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông tin, dự kiến từ năm 2025, trường sẽ điều chỉnh tổ hợp xét tuyển phù hợp với cách thức và nội dung thi tốt nghiệp THPT, đồng thời nghiên cứu mã xét tuyển theo ngành/nhóm ngành/trường.

Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy để xét đầu vào Đại học đối với thí sinh. Qua một số năm qua, tỷ lệ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng giảm dần.

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải cho biết: "Tỷ lệ xét tuyển bằng phương thức lấy kết quả tốt nghiệp THPT của trường sẽ giảm đi, tăng các phương thức khác lên. Có một vấn đề khó là việc tự chọn của các em đi từ dưới do vậy các tổ hợp cũng phải xem xét cho phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng trường đại học nói chung, và Đại học GTVT nói riêng phải xây dựng đề án tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện đó".

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT thông tin trong cuộc họp báo công bố phương án thi từ năm 2025. "Hầu như 100% các trường Đại học vẫn dành chỉ tiêu để xét tuyển sử dụng điểm thi kết quả THPT và xét tuyển kết hợp, chứ không phải là cách thức duy nhất để các em nhập học các trường Đại học, kể cả đại học tốp đầu. Nguyên tắc yêu cầu chung mà đã được quy định quy chế hiện hành vẫn được áp dụng trong những năm tới" - Bà Thủy chia sẻ.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn: Phương án xét tuyển Đại học thay đổi ra sao? ảnh 5
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
HHT - Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Thường vụ các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn thành lập 126 tổ phản ứng nhanh của Đoàn Thanh niên các cấp, phát huy tinh thần xung kích thanh niên, sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Sáng 5/9, đoàn công tác T.Ư Đoàn do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới và trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Đà Bắc (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình).