Thói quen sạc điện thoại trên giường khiến cô gái phải trả giá cực đắt

Thói quen sạc điện thoại trên giường khiến cô gái phải trả giá cực đắt
HHT - Một cô gái người Mỹ bị bỏng cấp độ hai vì để dây sạc điện thoại trên giường. Đây là lời nhắc nhở cho những ai có thói quen nguy hiểm này.

Một cô gái 19 tuổi đang nằm trên giường thì bỗng thấy “bỏng rát” và “đau dữ dội” quanh cổ. Ngay khi cảm nhận được điều bất thường, cô gái hoảng loạn và giật đứt chiếc vòng cổ đang đeo. Cô nhanh chóng được đưa đến bệnh viện nhi C.S Mott của Đại học Michigan và được chẩn đoán là bị bỏng cấp độ hai quanh cổ.

Cô gái phải chụp X quang huyết quản để kiểm tra các mạch máu. May mắn thay, cô gái không bị gãy nứt xương, cũng không có tổn hại gì nhiều đến các mô mềm và mạch máu ngoài vết bỏng quanh cổ. Sau khi được các bác sĩ tách phần trang sức dính vào cổ, bệnh nhân đã được kê thuốc giảm đau và cho về nhà.

Thì ra “thủ phạm” là chiếc sạc iPhone dưới gối của cô. Củ sạc khi đó vẫn được cắm vào ổ điện nhưng nhưng chân sạc lại không hề cắm vào điện thoại mà bị đè dưới gối của cô ấy.

Các bác sĩ cho rằng chân sạc đã tiếp xúc với chiếc vòng cổ kim loại mà cô đang đeo và truyền điện vào chiếc vòng gây nên “chấn thương điện” cho bệnh nhân.

Thói quen sạc điện thoại trên giường khiến cô gái phải trả giá cực đắt ảnh 1
Vết bỏng do sạc điện thoại gây ra.
Thói quen sạc điện thoại trên giường khiến cô gái phải trả giá cực đắt ảnh 2
Vết bỏng do sạc điện thoại gây ra.

Vụ việc là lời cảnh báo cho các thanh thiếu niên có thói quen sạc điện thoại trên giường, thậm chí là sạc trong khi đang sử dụng.

Bác sĩ Carissa Bunke, bệnh viện nhi C.S Mott của Đại học Michigan, Mỹ cho biết: “Các trường hợp chấn thương điện gần đây rất phổ biến, nhiều trường hợp gây ra bởi các thiệt bị sạc giá rẻ không rõ thương hiệu. Chúng có thể gây bỏng, thậm chí là gây giật điện. Thậm chí các thiết bị có điện áp thấp vẫn có thể gây ra điện giật nghiêm trọng nếu cường độ dòng điện lớn”.

Từng có trường hợp tương tự đã xảy ra. Một thanh niên bị điện giật văng ra khỏi giường khi bộ sạc của anh ta vô tình tiếp cúc với chiếc vòng kim loại đang đeo trên cổ. Và thiết bị sạc đó dán mác Apple.

Đã có hai nghiên cứu kiểm tra về độ an toàn của các thiệt bị sạc không rõ thương hiệu và của Apple. Một nghiên cứu cho kết quả 58% trong tổng số 64 thiết bị không rõ thương hiệu đã không vượt qua được bài kiểm tra độ bền điện.

Trong khi đó, nghiên cứu thứ hai chỉ ra rằng chỉ có 3 trong số 400 bộ sạc Iphone vượt qua được bài kiểm tra, 99% còn lại là thất bại.

Việc không vượt qua kiểm tra độ bền điện này đảm bảo cho người sử dụng không bị điện giật khi tiếp xúc với cáp, chân sạc hay cổng kết nối giữa cáp và củ sạc. Như vậy, đôi với các thiết bị sạc không rõ thương hiêu, người dùng có nguy cơ gặp rủi ro nhiều hơn.

Vì vậy, khi chọn mua các thiết bị sạc, ta nên chọn những thiệt bị có thương hiệu rõ ràng để tăng tính an toàn. Tốt nhất là chúng ta không nên để dây sạc kết nối với dòng điện trên giường, càng không nên sạc trong khi sử dụng điện thoại.

Theo Dailymail
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?