Thực hư thông tin thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ môn Địa lí, bắt buộc thi Lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến có 4 môn bắt buộc và 6 môn lựa chọn. Trong đó, 4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử. Các môn tự chọn gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.

Trước đó, ngày 8/9, Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tại mục 2, tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đính chính mục 2 trong thông báo trước đó về dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như sau: Tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Như vậy, việc đính chính thông tin trong thông báo đã đưa thêm môn Địa lí vào kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thực hư thông tin thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ môn Địa lí, bắt buộc thi Lịch sử ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Cũng theo thông báo mới nhất của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp về Dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, về mục đích, thời gian tổ chức giữ nguyên như đã nêu trong Dự thảo phương án đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến xã hội. Thực hiện tốt sự phân cấp, trách nhiệm trong tổ chức thi; nghiên cứu để tổ chức kỳ thi hàng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.

Nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi.

Hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Nội dung thi sẽ bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực của học sinh mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phương thức xét Tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi Tốt nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu sau khi có thêm ý kiến của 63 tỉnh thành bằng văn bản, sẽ phải hoàn thiện phương án trình lãnh đạo Bộ báo cáo xin ý kiến thường trực Chính phủ trước khi công bố, hoàn thành trong tháng 9/2023.

Thực hư thông tin thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ môn Địa lí, bắt buộc thi Lịch sử ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thầy Hiệu trưởng ở Vĩnh Long che giấu bạo lực học đường nhận hình thức kỷ luật

Thầy Hiệu trưởng ở Vĩnh Long che giấu bạo lực học đường nhận hình thức kỷ luật

HHT - Trong vụ việc 8 học sinh đánh hội đồng một học sinh lớp 8, thầy Võ Hữu Trân - Hiệu trưởng trường THCS Trung Hiếu (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã có hành động che giấu, không báo cáo lên cấp trên. Việc ông Trân chỉ định giải quyết trong nội bộ trường đã gây bức xúc dư luận.
Dự kiến bỏ cộng điểm nghề, đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Dự kiến bỏ cộng điểm nghề, đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025

HHT - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến hủy bỏ cộng điểm nghề khi xét cho học sinh tốt nghiệp THPT. Nhiều điểm thay đổi mới trong bản dự thảo cũng được quan tâm đặc biệt để giúp học sinh có kế hoạch ôn tập phù hợp trước kỳ thi đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.