“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”: Cuốn sách về một nhà văn chưa bao giờ đi bộ

“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”: Cuốn sách về một nhà văn chưa bao giờ đi bộ
HHT - Cuốn sách này gần như là tự truyện về việc nhà văn Haruki Murakami yêu thích môn thể thao chạy bộ như thế nào. Và còn hơn thế nữa.

Nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami không phải là một cái tên quá xa lạ. Ông là người đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng như Rừng Na Uy, Kafka bên bờ biển, Phía Nam biên giới Phía Tây Mặt Trời, Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương... Tôi nói gì khi nói về chạy bộ là một cuốn sách khác hẳn với những cuốn sách mà Haruki Murakami đã từng viết nên. Không có các nhân vật hư cấu, cùng những bối cảnh tưởng tượng, nhân vật chính của Tôi nói gì khi nói về chạy bộ chính là Haruki Murakami cùng với tình yêu của ông dành cho bộ môn thể thao chạy bộ.

“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”: Cuốn sách về một nhà văn chưa bao giờ đi bộ ảnh 1

Ảnh: @moung107.

Haruki Murakami bắt đầu chạy bộ khi 32 tuổi, khi ấy là mùa Thu năm 1982.

“Ở cái tuổi mà Jesus Christ chết. Cái tuổi mà Scott Fitzgerald bắt đầu xuống dốc. Cái tuổi ấy có thể là một kiểu giao lộ trong đời. Đó là cái tuổi khi tôi bắt đầu cuộc đời người chạy bộ của mình, và đó là điểm xuất phát muộn màng nhưng chân thực của tôi, làm tiểu thuyết gia.”

Haruki Murakami yêu môn thể thao này bằng một tình yêu bền bỉ. Ông đã chạy bộ được một phần tư thế kỷ. Không chỉ chạy, ông còn “nâng cấp” bản thân và việc chạy bộ bằng cách tham gia các cuộc đua marathon với những người chạy chuyên nghiệp khác, từ Nhật đến Mỹ, đến tận Hy Lạp. Haruki Murakami rèn luyện để trở thành một người chạy chuyên nghiệp.

Đối với một số người, việc chạy bộ có vẻ rất vô ích, trở thành một người chạy bộ chuyên nghiệp có vẻ còn vô ích hơn. Nhưng Haruki Murakami xem nó là một mảnh ghép mà nếu thiếu nó thì cuộc đời của ông sẽ không thể trọn vẹn được. Ai cũng có một mảnh ghép như thế.

“Hầu hết những người chạy bộ chạy không phải vì họ muốn sống lâu hơn, mà vì họ muốn sống trọn vẹn.” 

“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”: Cuốn sách về một nhà văn chưa bao giờ đi bộ ảnh 2

Ảnh: @gerichilli.

Chắc chắn sẽ có nhiều bạn đọc hoang mang tự hỏi, một cuốn sách về tình yêu với môn chạy bộ và những cuộc thi maraton được miêu tả tỉ mỉ thì có gì hấp dẫn. Và bộ môn chạy bộ thì có liên quan gì đến việc trở thành một tiểu thuyết gia, đặc biệt là với những ai nuôi mộng viết văn và muốn học hỏi “bí quyết” từ một nhà văn lớn. Câu trả lời nằm ở toàn bộ hành trình của cuốn sách, khi bạn nhận ra, ở bất kì cuộc đua maraton nào, dù sức khỏe thuận lợi hay bất lợi, dù thời tiết dễ chịu hay khắc nghiệt, Haruki Murakami chưa một lần từ bỏ.

“Một ngày nào đó, nếu tôi có một bia mộ và tôi có thể chọn cái để khắc trên ấy, tôi muốn nó đề thế này:

HARUKI MURAKAMI

1949-20**

Nhà văn (kiêm Người chạy bộ)

Ít ra ông ấy chưa bao giờ cuốc bộ.”

Kiên trì theo đuổi một điều gì đó không phải là điều dễ dàng. Buông xuôi thì dễ hơn. Việc buông xuôi sẽ giúp chúng ta sống dễ dàng hơn, hoặc có vẻ như thế, cho đến khi chính thói quen buông xuôi đó một ngày nào đó quay trở lại cho chúng ta một cú đau ra trò.

“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”: Cuốn sách về một nhà văn chưa bao giờ đi bộ ảnh 3

Haruki Murakami khi tham gia một cuộc đua marathon.

Haruki Murakami chưa một lần từ bỏ việc chạy bộ. Ông cũng đem sự kiên trì này áp dụng với việc viết văn. Khi mọi câu từ không dễ dàng chảy ra như một suối nguồn, Haruki Murakami vẫn cần mẫn đục đá để có thể khơi thông dòng chảy. Kiên trì - có lẽ đó là một trong những “bí quyết” quan trọng để ông trở thành một nhà văn lớn.

Đau đớn không thể tránh khỏi, đau khổ là tự nguyện là câu nói luôn hiện diện trong đầu của một nhà chạy bộ chuyên nghiệp. Khi ta coi đau khổ là tự nguyện, tự ta muốn vậy mà không đổ lỗi cho yếu tố bên ngoài, ta sẽ dễ dàng chịu đựng nỗi đau ấy hơn. Một người sống với tâm thế coi nỗi đau là một điều tất yếu hiển nhiên như không khí, nhưng hơi thở vậy sẽ không bao giờ phải buồn phiền vì những điều xảy ra không như ý muốn. Để đạt được đến cảnh giới như vậy, chắc hẳn người đó phải buông bỏ rất nhiều và chỉ tập trung vào những điều có ý nghĩa nhất, đơn giản nhất. Chúng ta luôn có thể chọn con đường dễ dàng để đi, như chúng ta tự nguyện đi qua đau khổ để đạt được điều mình muốn bởi tổn thương về mặt cảm xúc là cái giá một người phải trả để được độc lập.”

“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”: Cuốn sách về một nhà văn chưa bao giờ đi bộ ảnh 4

Một phiên bản bìa xuất bản ở nước ngoài.

Chạy bộ đối với Haruki Murakami không chỉ là một sở thích, một tình yêu. Mà thông qua đó, chạy bộ phản ánh cách mà Haruki Murakami sống cuộc đời mình và thực hiện các việc quan trọng trong đời. Chạy bộ bày ra các nguyên tắc mà Haruki Murakami áp dụng lên chính mình.

Tôi nói gì khi nói về chạy bộ có thể là một cuốn sách nhàm chán. Nhưng cũng có thể là một cuốn sách tặng bạn một viên ngọc giá trị. Bạn sẽ nhận gì sau khi đọc xong, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yêu Với Một Trái Tim Rộng Mở: Cuốn sách đáng yêu từ Mayy, cựu tác giả nhà Hoa

Yêu Với Một Trái Tim Rộng Mở: Cuốn sách đáng yêu từ Mayy, cựu tác giả nhà Hoa

HHT - “Yêu với một trái tim rộng mở” là ấn phẩm của tác giả Mayy - cây bút quen thuộc với các độc giả thế hệ 8X và 9X trên báo Hoa Học Trò. Ấn phẩm lưu lại những mẩu truyện “đình đám” từng xuất hiện trên báo Hoa cùng lời gửi gắm của tác giả dành cho những bạn trẻ trong độ tuổi 20.
Lộ Trình Học Tiếng Anh: Giúp bạn tăng phản xạ ngôn ngữ bằng cách tự đặt câu hỏi

Lộ Trình Học Tiếng Anh: Giúp bạn tăng phản xạ ngôn ngữ bằng cách tự đặt câu hỏi

HHT - Có nhiều nguyên nhân khiến người học mất gốc tiếng Anh: Phương pháp học chưa đúng, bị “hổng” kiến thức cơ bản, lâu không sử dụng, ôn luyện,… Dù vấn đề của bạn là gì, hãy chính thức bắt đầu lại hành trình của mình theo cách hoàn toàn mới mẻ - tăng phản xạ tiếng Anh bằng cách tự đặt câu hỏi.
Một thời để nhớ: Một chút khiếm khuyết bên ngoài không thể ngăn cản ai đó tỏa sáng

Một thời để nhớ: Một chút khiếm khuyết bên ngoài không thể ngăn cản ai đó tỏa sáng

HHT - Ngay từ nhỏ xíu, tay phải Hòa đã bị tật. Mọi thứ nó đều làm bằng tay trái. Thế nhưng, nó viết bài nhanh chẳng kém ai. Trực nhật, nó cũng chẳng cần ai giúp. Còn giờ ra chơi, thấy nó bắn bi, đánh cầu lông bằng một tay thì mới thật là dễ nể. Nhưng nuôi một con cún nhỏ xíu đâu phải chuyện giỡn chơi...