Từ vụ việc 165 du học sinh bị trường Nhật “bỏ rơi”: Làm sao chọn được trường uy tín?

Từ vụ việc 165 du học sinh bị trường Nhật “bỏ rơi”: Làm sao chọn được trường uy tín?
HHT - Thời gian gần đây, cộng đồng du học sinh Nhật Bản xôn xao khi 165 bạn tại một trường dạy nghề ở Osaka không xin được visa vì “nhận quá số lượng cho phép”. Sự việc khiến các bạn “tăm tia” du học nghề tại Nhật rất hoang mang.

Điều cần làm ngay khi teen có ý định đi du học

Senmon Gakko (trường chuyên môn) hay còn gọi là trường dạy nghề, là những ngôi trường của Nhật cung cấp chương trình đào tạo nghề như Kiến trúc, Chăm sóc sức khỏe, Dinh dưỡng... Các trường này có thời gian học ngắn (trung bình 2-3 năm), nghĩa là chi phí sinh hoạt sẽ “nhẹ gánh” hơn so với các trường Đại học và teen sẽ nhanh chóng được đi làm một cách hợp pháp (du học sinh ở Nhật không được phép làm quá 28 giờ/tuần). Bên cạnh đó, đầu vào của các trường chuyên môn không quá phức tạp, chương trình học nhẹ nhàng và sau khi được chứng nhận senmon-shi (chuyên gia), các bạn du học sinh có thể chuyển qua trường senmon khác hoặc tham gia kỳ thi chuyển tiếp lên Đại học (cùng ngành đã học ở senmon) dễ dàng hơn so với việc apply Đại học ngay từ đầu. Các bạn ấy cũng có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm khi có kỹ năng chuyên về ngành nghề mình theo học. Chính vì vậy nên hình thức học này ngày càng thu hút nhiều du học sinh Việt Nam.

Từ vụ việc 165 du học sinh bị trường Nhật “bỏ rơi”: Làm sao chọn được trường uy tín? ảnh 1

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp may mắn khi chọn senmon làm điểm đến ở xứ sở hoa anh đào. Thời gian gần đây, cộng đồng du học sinh Việt ở Nhật Bản xôn xao trước thông tin về trường Nicchu - Trường văn hóa nghệ thuật Nhật - Trung (Japan-China College of Culture & Arts). Theo Cục Di trú Osaka, trường Nicchu đã nhận cảnh báo từ năm ngoái về việc nhận quá chỉ tiêu tuyển sinh cho phép, tuy nhiên trường tiếp tục “ngó lơ” và nhận thêm 418 học sinh khác. Đây vốn là một trường senmon chuyên đào tạo phiên dịch viên - hướng dẫn viên du lịch nhưng lại có sĩ số “khủng” 580 người, ngang với một trường Đại học nhỏ.

Nói thêm về quy trình cấp visa du học Nhật: Khi được trường bên Nhật mời nhập học, bạn sẽ được đại sứ quan cấp visa với thời hạn tùy vào độ uy tín của trường bạn nhập học. Trong quá trình học, để được gia hạn visa theo diện du học sinh, bạn phải có giấy xác nhận đang là học sinh của nhà trường. Tuy nhiên trường Nicchu lại không làm thủ tục này do tuyển sinh vượt chỉ tiêu, khiến 165 du học buộc phải thôi học và quay về nước. 

Đây không phải trường hợp đầu tiên du học sinh Việt Nam gặp rắc rối với các trường senmon. Bạn C.B.L (19 tuổi, du học sinh tại Kobe) chia sẻ: “Visa của tớ chỉ còn 9 ngày nữa là hết hạn, nhưng vẫn đang bấp bênh chuyện xin gia hạn thêm. Trường tớ nhỏ, mới thành lập, tớ còn là lứa học sinh đầu tiên nên không hề dễ xin, thậm chí xin được cũng chỉ tối đa 6 tháng. Cứ 6 tháng phải gia hạn một lần, nhiều lúc chán lại tiếc tại sao ngày trước không hiểu kỹ hơn về trường rồi mới chọn”.

Từ vụ việc 165 du học sinh bị trường Nhật “bỏ rơi”: Làm sao chọn được trường uy tín? ảnh 2

Chật vật tìm hiểu về trường nghề

Nếu như các tiền bối tiếc nuối khi không tìm hiểu kỹ về trường trước, thì hậu bối ở nhà cũng “méo mặt” vì không biết tìm hiểu về các trường dạy nghề Nhật ở đâu. Bạn Trịnh Dung (Ninh Bình) chia sẻ: “Tớ tìm hiểu qua trung tâm và người quen bên Nhật, gần như mọi người cũng đều tìm trường bằng cách này. Nếu bạn muốn học Đại học thì sẽ dễ dàng được tiền bối tư vấn hơn, còn trường senmon phải tùy từng ngành, có khi phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin mạng. Mà thông tin giới thiệu trên mạng của trường nào cũng giống nhau, khó biết tốt xấu”.

Cô bạn Ngọc Trang (Hà Nội) muốn học thiết kế đã lựa chọn trường senmon, nhưng khâu tìm trường lại không mấy thuận lợi. Trang kể: “Tớ cũng cố tìm hiểu về trường trước nhưng mất nhiều thời gian quá, đa số thông tin trên mạng là từ các trường đại học. Nếu có cũng không đa dạng, mọi người chỉ gợi ý các trường nổi tiếng. Sau cùng, thay vì tìm trường senmon tốt, tớ chuyển sang tìm trung tâm tốt”.

Làm thế nào để tìm được trường senmon uy tín?

Để giúp bạn tránh “bẫy” của những trường nghề không đảm bảo, chúng tớ đã tổng kết kinh nghiệm của các tiền bối trong việc tìm trường, chọn trường rồi đây!

Từ vụ việc 165 du học sinh bị trường Nhật “bỏ rơi”: Làm sao chọn được trường uy tín? ảnh 3

Lục tung bác Gúc thay vì răm rắp theo trung tâm tư vấn du học: Đừng ngần ngại tìm đến các fanpage, hội nhóm du học sinh Việt - Nhật trên Facebook và chủ động hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Ngoài ra, bạn có thể tra cứu các trường trong lĩnh vực mà mình chọn trên trang web của Hiệp hội các trường dạy nghề Nhật Bản (http://www.zensenkaku.gr.jp/association) và Hiệp hội các trường dạy nghề Tokyo (http://from-now.jp), hoặc tham khảo trang diễn đàn cộng đồng Study in Japan (http://www.g-studyinjapan.jasso.go.jp).

Tiêu chí “chọn trường gửi vàng”: Khi tìm được một số trường trong tầm ngắm, bạn hãy truy cập trang web chính thức của trường để tìm hiểu các thông tin cụ thể như lịch sử thành lập trường (các trường mới thành lập sẽ khó xin visa thời hạn dài), trường đã được chính phủ Nhật công nhận (vì phải được công nhận, teen mới có thể lấy danh hiệu chuyên gia), tỷ lệ tốt nghiệp Đại học (với những bạn muốn học liên thông Đại học)... và một số thông tin cơ bản khác như học phí, thời gian học, cơ sở vật chất. Những trường senmon tốt sẽ công khai thông tin trên trang web của trường. Bạn cũng có thể hỏi cụ thể ở các trung tâm tư vấn du học mà mình lựa chọn nhé!

Lựa chọn trường ngôn ngữ Nhật làm cầu nối: Lộ trình của nhiều teen Việt khi du học Nhật là học các trường ngôn ngữ, sau đó mới chọn trường chuyên môn. Bạn Bùi Hiền (du học sinh Việt ở Saga) chia sẻ: “Nếu bạn học ở trường ngôn ngữ, nhà trường sẽ tư vấn những trường chuyên môn uy tín hoặc các trường sẽ đến trường bạn giới thiệu. Bạn có thể nhờ giáo viên giúp đỡ, hỏi các tiền bối trong ngành thay vì chỉ tìm trên mạng. Một phương án đắt đỏ vì học phí ngôn ngữ dao động 132 - 146 triệu đồng/ năm, nhưng bạn sẽ được tìm hiểu trực tiếp và học tiếng nhanh hơn”. 

Theo Trích HHT 1279
MỚI - NÓNG
Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và ông Nguyễn Anh Tuấn, (bên phải, nay là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh) trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2022 ẢNH: BẢO ANH
100 cán bộ Đoàn tiêu biểu nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng 2023
HHT - Thông tin từ T.Ư Đoàn cho biết, từ 161 hồ sơ đủ điều kiện gửi về từ 67 tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc và Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023 đã thống nhất chọn ra 100 cán bộ Đoàn có thành tích xuất sắc nhất để trao giải, vinh danh.
Cô trò trường Tiểu học Cát Linh nỗ lực hết mình trong Ngày hội thiếu nhi vui khỏe
Cô trò trường Tiểu học Cát Linh nỗ lực hết mình trong Ngày hội thiếu nhi vui khỏe
HHT - Trời mưa bất chợt khiến chương trình phải tổ chức muộn hơn dự kiến nhưng thầy cô và trò trường Tiểu học Cát Linh (Hà Nội) vẫn hừng hực khí thế bước vào "Ngày Hội Thiếu Nhi Vui Khỏe". Không quan trọng thắng bại, tween vẫn cười rạng rỡ hạnh phúc vì đã nỗ lực hết mình tại ngày hội.
Quả trứng luộc bị bỏ quên suốt 20 năm bất ngờ trở thành "viên ngọc" đắt giá
Quả trứng luộc bị bỏ quên suốt 20 năm bất ngờ trở thành "viên ngọc" đắt giá
HHT - Một bé gái đã luộc quả trứng với dự định sáng hôm sau mang đi học ăn, tuy nhiên lại để quên. Thời gian cứ thế trôi đi, thoáng chốc đã 20 năm. Bé gái đó - giờ đã là một cô gái - rất bất ngờ khi quả trứng luộc bị bỏ quên của mình biến thành thứ trông rất lạ mắt, thậm chí nhiều người còn hỏi mua lại.

Có thể bạn quan tâm

Tài xế sợ hãi khi thấy bóng người mờ ảo lúc nửa đêm trên camera hành trình, sự thật là gì?

Tài xế sợ hãi khi thấy bóng người mờ ảo lúc nửa đêm trên camera hành trình, sự thật là gì?

HHT - Một tài xế đã không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy một bóng người mờ ảo đi bộ ven đường vào lúc 2h30’ sáng, đến khi xem lại camera hành trình thì anh thấy đúng là như vậy. Người này rất sợ hãi nên đăng video để hỏi cộng đồng mạng, không ngờ nhiều người cũng có những trải nghiệm tương tự. Sự thật ở đây có thể là gì?