Từ vụ việc của trường FPT Polytechnic: Không chịu được áp lực khen chê thì đừng học thiết kế?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Dù vụ việc tại trường Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic TP.HCM xuất phát từ một bài thi thiết kế tạm khép lại khi giảng viên đã trở lại trường dạy, netizen vẫn tiếp tục tranh luận sôi nổi về việc sử dụng AI cũng như tâm thế mà người học ngành thiết kế cần có khi chọn ngành này.

Dù vụ việc giữa nam sinh viên K.L. và giảng viên M.D. tại trường Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic TP.HCM đã tạm ngã ngũ, netizen vẫn tiếp tục thảo luận về chủ đề liên quan đến việc giảng dạy và hành nghề thiết kế.

Từ vụ việc của trường FPT Polytechnic: Không chịu được áp lực khen chê thì đừng học thiết kế? ảnh 1

Chiều 3/9, nhà trường và giảng viên M.D. đã có cuộc thảo luận lại và giảng viên này vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại trường. Ảnh: Fanpage nhà trường.

Tài khoản Phát Lê (chủ nhân kênh podcast Phát Loa Phường) chia sẻ rằng, là một người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, sáng tạo nội dung, những lời nhận xét "êm đềm mang tính đóng góp của cô giáo" không là gì so với những lời "chê bai" mà học viên ra trường có thể gặp phải khi phải đi làm việc với khách hàng, cấp trên.

Đồng tình, tài khoản TikTok @designstoryy thẳng thắn chia sẻ trong video mới: “Nếu không chịu được áp lực, bạn nên xem lại mức độ phù hợp với nghề thiết kế. Mai này bạn sẽ phải nhận được những nhận xét có phần nặng lời hơn từ khách hàng, cấp trên mà bạn thiếu tinh thần hợp tác thì sẽ rất khó phát triển.”

Nhiều tài khoản TikTok về lĩnh vực thiết kế, sáng tạo nêu quan điểm, bình luận về sự việc. Nguồn: @designstoryy.

Bạn Thảo My (quận Gò Vấp), sinh viên ngành Thiết kế đồ họa chia sẻ: “Nếu bài tập không chỉn chu, trễ hạn thì giảng viên có quyền không chấm điểm. Bởi lẽ tính thẩm mỹ, kỹ càng và đúng deadline là những yêu cầu bắt buộc khi đi làm.”

Vấn đề sử dụng AI trong thiết kế từ đây cũng trở thành đề tài được đông đảo các bạn trẻ quan tâm thảo luận. Đa số bình luận cho rằng, việc sử dụng AI trong thiết kế khá "nhạy cảm" và rất khó để các môi trường làm việc đề cao sự sáng tạo chấp nhận.

Từ vụ việc của trường FPT Polytechnic: Không chịu được áp lực khen chê thì đừng học thiết kế? ảnh 2

Vấn đề sử dụng AI trong thiết kế đang được netizen quan tâm thảo luận. Ảnh: Internet.

Tài khoản Đ.H.N thì cho rằng, câu chuyện trên là một "chuỗi của những lỗi sai", nhưng vấn đề nên được quan tâm hơn là sự bảo mật về điểm số sinh viên, bài làm cá nhân và thông tin của cả giảng viên.

"Đáng ra, trường nên có cơ chế, quy định chi tiết để tránh việc thảo luận điểm số, bài làm của cá nhân trên nền tảng công khai như group tin nhắn. Ngoài ra, việc nhà trường để gia đình sinh viên gặp mặt, dùng các thông tin của giảng viên để đăng tải các nội dung trên mạng xã hội cũng rất khó chấp nhận với một hệ thống giáo dục tư nhân nổi tiếng.", bạn Đ.H.N nhận xét.

Từ vụ việc của trường FPT Polytechnic: Không chịu được áp lực khen chê thì đừng học thiết kế? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

HHT - Những năm học trước, các trường dạy cả Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Chương trình 2018 thì việc xếp loại còn lẫn lộn ở các mức: Giỏi, Trung bình, Yếu, Kém. Nhưng bắt đầu từ năm học này, Chương trình GDPT 2018 đã áp dụng đồng loạt ở các khối lớp. Vì thế, tên gọi trong xếp loại học lực học sinh cũng thay đổi để đồng nhất.