Tính bền vững trong thời trang đã được nêu ra từ những thập niên 80, 90, nhưng mãi cho đến những năm gần đây, khái niệm này mới được đẩy lên cao trào. Một phần là do thế hệ trẻ bây giờ rất có ý thức về môi trường và khí hậu. Bên cạnh đó, các thương hiệu thời trang cũng đã nhìn ra được tương lai của ngành may mặc và nhanh chóng tỉnh thức. Việc sử dụng chất liệu an toàn với môi trường và quy trình sản xuất giảm thiểu chi phí tài nguyên, nhân công, đảm bảo các quy tắc đạo đức, công bằng xã hội đang là xu hướng chung.
Tương lai của ngành thời trang là sử dụng chất liệu an toàn với môi trường. |
Tuy nhiên, khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang diễn ra quy mô toàn cầu, ảnh hưởng lên mọi tầng lớp trong xã hội. Điều này có nghĩa là trong thời điểm hiện nay, những người am hiểu và ý thức nhất về bảo vệ môi trường cũng có thể phải đầu hàng trước áp lực kinh tế, thay vì đáp ứng những kỳ vọng về sự phát triển bền vững.
Thế hệ Z và một phần Millennials là những người ý thức nhất về bảo vệ môi trường. |
Đối với thế hệ Z và Millennials, việc mua sắm bị chi phối rất nhiều, họ bị đặt dưới áp lực kinh tế do chi phí sinh hoạt tăng cao và đành phải ưu tiên fast fashion hoặc mua các mặt hàng giá cả phải chăng. Do thực tế là những sản phẩm bền vững thường phải có quá cao so với khả năng chi trả của họ.
Millennials có khả năng chi tiêu cao hơn so với thế hệ Gen Z, vì vậy tỉ lệ những người cân nhắc về yếu tố bền vững khi mua sắm chiếm hơn nửa, khoảng 52%, trong khi chỉ có 45% thuộc thế hệ Z có thể theo đuổi việc sử dụng các sản phẩm bền vững.
Theo các nghiên cứu mới được thực hiện trong năm nay, phần lớn Gen Z và Millennials không thể mua sắm bền vững do chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng. |
Các chuyên gia đều xác nhận rằng giá của các sản phẩm được cho là giải pháp môi trường đang quá cao, tước mất khả năng chi trả của phần lớn người tiêu dùng. Trên thực tế nó đã gây khó khăn cho nhiều người trẻ đang cố gắng sống bền vững.
Vấn đề của các nhà nghiên cứu đặt ra là kêu gọi những điều tiết thuộc về quản lý thị trường cấp cao để tạo sân chơi bình đẳng cho thị trường. Đầu tiên là áp thuế đối với những công ty sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp, nhiều nhựa và sử dụng nhiều năng lượng. Thứ hai nữa là khuyến khích các nhà máy và thương hiệu theo đuổi sự bền vững trong tương lai.