Văn học tuổi 20 lần VI: Điểm danh những cây bút trẻ tiềm năng

Văn học tuổi 20 lần VI: Điểm danh những cây bút trẻ tiềm năng
HHT - Điều thú vị là khi xếp Top 20 của Văn học tuổi 20 lại cạnh nhau, bạn sẽ có được một mẩu chuyện đầy thú vị...

Kể về những cuộc thi văn học gây tiếng vang đối với người trẻ, không thể không nhắc đến Văn học tuổi 20, nơi mang đến nhiều ngọn gió mới lạ. Mới đây, Văn học tuổi 20 đã giới thiệu Top 20 cây bút xuất sắc nhất cuộc thi với những giọng văn mới mẻ, đại diện cho một thế hệ thơ văn của Việt Nam. 

Văn học tuổi 20 lần VI: Điểm danh những cây bút trẻ tiềm năng ảnh 1

Một thế hệ người trẻ lớn lên trong sự “tử tế” để viết nên những câu chuyện “tử tế”

Văn học luôn là thứ song hành với lịch sử, là thứ viết nên những thay đổi tồn tại trong xã hội. Để có được lối tư duy lịch sử đó, người viết phải là người có vốn sống phong phú, biết đắm chìm trong sự đổi mới để đưa góc nhìn đó vào dòng chữ của mình.

Văn học tuổi 20 đúng như tên gọi, đã chọn lọc ra những tác phẩm phù hợp nhất dành cho người trẻ. Đó là những người trẻ của sự tử tế: biết trân trọng các giá trị truyền thống tốt đẹp, biết tìm kiếm những gì bản thân muốn, biết quan tâm, biết nghĩ tới mẹ thiên nhiên và sự công bằng.

Văn học tuổi 20 lần VI: Điểm danh những cây bút trẻ tiềm năng ảnh 2

Bằng chứng là những tác phẩm trong top 20 nói về những vấn đề, thực trạng mà người trẻ đang rất mong mỏi. Đó có thể là vấn đề theo đuổi cái đẹp nghệ thuật trong tác phẩm Thỏ rơi từ Mặt trăng của Nguyễn Dương Quỳnh cho đến vấn đề tìm lại chính mình trong tác phẩm Chuyến tàu nhật thực của tác giả Đinh Phương. Đó cũng có thể là vấn đề khắc khoải việc lưu giữ truyền thống trong Nguyện của đêm của Cao Nguyện Nguyên và tâm sự của người du học sinh đơn độc trong Người lạ của Mai Thảo Uyên.

Phỏng vấn chị Thảo Uyên - hiện đang là nghiên cứu sinh tại Thụy Điển và đồng thời là tác giả của cuốn Người lạ – chị chia sẻ về cảm nhận được vào Top 20: “Khi biết được tin lọt vào top 20, mình khá là vui. Mình cảm thấy vui vì câu chuyện của mình đã được đón nhận, ít nhất là NXB Trẻ đã lắng nghe câu chuyện của mình. Đó là một điều rất đáng quý”

Văn học tuổi 20 lần VI: Điểm danh những cây bút trẻ tiềm năng ảnh 3

Top 20 của “Văn học tuổi 20” – những con người đại diện cho thời đại mới

Nhà văn Phan Hồn Nhiên – giám khảo cuộc thi Văn học tuổi 20 lần VI – chia sẻ lời khuyên cho các tác giả có tác phẩm đầu tay tại buổi tọa đàm: “Đối với người viết cần đặt ra hai mục tiêu. Thứ nhất là đặt ra mục tiêu nghệ thuật, thứ hai là đặt ra mục tiêu của cuộc sống. Cuộc sống và nghệ thuật khi song hành với nhau sẽ giúp mình có thêm những tác phẩm mới sau này”.

Nền văn học Việt Nam đang dần có những bước tiến ổn định trong văn học. Người trẻ ở thế hệ mới đã dám chia sẻ nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn để viết nhiều hơn. Việc công bố Top 20 đã được đông đảo giới truyền thông và các bạn chú ý. Đó là sự ủng hộ, niềm tin, lý tưởng của người trẻ đặt vào con chữ, để viết nên câu chuyện của thời đại mới.

Trong buổi công bố Top 20, ngoài việc công bố những cây bút xuất sắc nhất, các tác giả còn chia sẻ nỗi trăn trở, những khó khăn trong việc viết lách. Họ kể về cách họ cảm nhận những câu chuyện, kế hoạch và mục tiêu của nghiệp cầm bút. Ngoài ra, các độc giả cũng được giao lưu và trò chuyện cùng tác giả để học hỏi và đem về những kinh nghiệm riêng cho mình.

Khép lại buổi công bố là những bồi hồi, niềm sung sướng của tác giả lẫn những người tham gia. Cứ mỗi thế hệ đi qua, người ta lại có cái nhìn lạc quan hơn về câu chuyện văn học, về người trẻ viết cho người trẻ, về vốn sống trẻ trung mà các cây bút mới đem lại. Và việc mà chúng ta có thể ủng hộ họ chính là trải nghiệm việc đọc những thay đổi đó.

Văn học tuổi 20 lần VI: Điểm danh những cây bút trẻ tiềm năng ảnh 4

Câu chuyện đặc biệt về Top 20  “Văn học tuổi 20 lần VI” 

Điều thú vị là khi xếp Top 20 của Văn học tuổi 20 lại cạnh nhau, bạn sẽ có được một mẩu chuyện thú vị: Từ “Yagon - (vùng đất của) những kẻ vô cảm", chúng tôi đi đến “Wittgenstein của thiên đường đen”, không uống mà “tự nhiên say”, để mơ màng thấy “thỏ rơi từ mặt trăng” và “cánh đồng ngựa” hoang hoải gió “sau những ngày mưa” bạc đất. Những “người lạ” đáp “chuyến tàu nhật thực” đến rủ tham gia cuộc “nguyện của đêm”, nhưng chúng tôi đành chối từ, vì đã bị cuốn hút bởi “cửa sổ phía đông”, nơi mở đầu cho những câu “chuyện bên rìa thế giới.

“Trăng trong cõi” lạ chiếu bàng bạc một vùng “cỏ dại thênh thang”, “bữa đời lạc phận” làm say lòng những lữ khách. Chúng tôi nằm ngửa ngắm trăng, nhưng “nhân gian (lại) nằm nghiêng” trong một chiều xác thực. “Những câu chuyện trong thành phố” mang đến đây bỗng như xa lạ, khi “những đứa con của cổ tích” đưa chúng tôi lạc vào “giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa”, nơi có những kẻ “độc hành” và “cô gái khiêu vũ một mình” khi rạng đông đang thả những vệt lửa rực rỡ nơi hư không.”

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm