Từ can thiệp nhẹ nhàng dưới dạng lời khuyên đến những chiêu bài thao túng tâm lí khiến chúng ta không thể thoát khỏi cảnh phải sống theo ý của người khác cả đời. Điều này thật vô lí vì mỗi người đều có quyền tự quyết định cuộc sống của mình, nhưng đáng tiếc hầu như tất cả chúng ta đều mắc kẹt trong những chiêu trò tâm lý này. Kết quả là chúng ta bắt đầu suy nghĩ và sống theo khuôn mẫu lúc nào không hay.
Mỗi người đều có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. |
Người thành công là có phải ô tô, nhà riêng và điện thoại đời mới nhất
Xã hội ngày nay tích cực thúc đẩy một cuộc sống ưu tiên niềm vui ngắn hạn, trong khi lẽ ra phải tập trung cân bằng mọi nhu cầu và giá trị khác nhau trong cuộc sống. Xã hội ngoài kia đang áp đặt cho chúng ta một hình mẫu về hành vi tiêu dùng của những người thành công: Có xe đẹp, nhà riêng và điện thoại đời mới. Điều này gây ra nỗi bất an rằng những ai không làm điều tương tự thì sẽ bị đánh giá là thất bại hoặc kém cỏi.
Thành công thực sự không có một công thức chuẩn, đó là trải nghiệm của từng người. |
Nhưng thành công thực sự không có một công thức chuẩn, nó là hành trình và trải nghiệm riêng của từng người. Chẳng có gì hay ho khi điện thoại mới ra là phải lên đời ngay, sau đó ăn mì gói suốt cả tháng cũng được. Hoặc dồn hết tiền để sắm một chiếc ô tô đắt đỏ nhưng hầu như sẽ nằm trong gara vì chủ nhân của nó sẽ không có đủ tiền đổ xăng. Bên cạnh đó, những người thành công nhất không chỉ có hành vi tiêu dùng đáng ngưỡng mộ, mà còn có những giá trị tuyệt vời và kinh nghiệm cuộc sống lẫn sự nghiệp rất đáng học hỏi.
Người thường sao phải thua kém người nổi tiếng
Các nhà tâm lý học mô tả hiện tượng này là sự bắt chước lối sống của nhóm người được đặc quyền xã hội. Nói cách khác, đây là những nỗ lực bắt chước các ngôi sao nổi tiếng và doanh nhân, những người có đủ điều kiện kinh tế để tài trợ cho những cảm hứng của họ. Vấn đề nằm ở chỗ, xã hội coi lối sống của những người nổi tiếng như điều hiển nhiên, thậm chí tung hô, vô tình biến đó trở thành mục tiêu hoàn hảo của mọi cuộc đời. Nếu không đạt được lối sống được như vậy thì là phí cả cuộc đời.
Hoàn toàn bình thường nếu ta không có đủ kinh tế để ngồi máy bay hạng thương gia. |
Điều đó khiến người trẻ cực kì áp lực và luôn cảm thấy mình thấp kém so với những nghệ sĩ hạng A hay siêu sao nổi tiếng nào đó. Tâm lí mặc cảm sẽ phát triển thành đố kị và thúc đẩy chúng ta chạy đua để ngang bằng với những nhóm người có đặc quyền. Trong khi chúng ta là những người hết sức bình thường, có một công việc và mức lương đủ để trang trải cuộc sống, dư một một chút dành cho kì nghỉ hè hằng năm. Vì vậy, cũng hoàn toàn bình thường nếu ta không có đủ kinh tế để mua đồ hiệu hay ngồi máy bay hạng thương gia. Và điều đó cũng không có nghĩa là ta thua kém so với bất kì ai.
Phải cố gắng hết sức để trở thành một người tiêu biểu
Trong những năm qua, xã hội của chúng ta đã hình thành quan điểm rằng một người bình thường, nghĩa là không có trình độ học vấn cao hoặc một công việc lương cao, sẽ có đẳng cấp thấp hơn những người khác. Kết quả là chúng ta gần như mất đi sự tôn trọng công bằng đối với những công việc đơn giản, như thợ làm tóc, thợ điện, tài xế, đầu bếp... và cho rằng đây không phải là tiêu biểu cho một cuộc đời đáng sống.
Trong vòng xoáy áp lực, họ quên mất sức khỏe tinh thần mới là thứ quan trọng. |
Tuy nhiên, những người theo đuổi hình mẫu hoàn hảo thường ít có thời gian dành cho bản thân. Họ quá nỗ lực để trở thành một người được trả lương cao, có cuộc sống hoàn hảo kiểu mẫu và tiêu biểu, vì sợ rằng nếu không đủ tốt sẽ không được người khác tôn trọng. Trong vòng xoáy áp lực, họ quên mất rằng sức khỏe tinh thần và khả năng cảm nhận niềm vui, mới là những thứ quan trọng nhất cần cố gắng để giữ lấy.