Xúc động với câu chuyện nhân văn đầy cảm động về Cụ Xuân

Xúc động với câu chuyện nhân văn đầy cảm động về Cụ Xuân
HHT - Câu chuyện nhân văn của Cụ Xuân - người vợ hơn 50 năm chờ chồng trở về từ chiến tranh, đã thực sự lấy nước mắt của rất nhiều người.

Chuyện tình của cụ Nguyễn Thị Xuân (94 tuổi, thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, H.Đông Anh, Hà Nội) kể ra rất dài nhưng khi nhắc lại, cụ chỉ muốn tóm tắt nó như một tiểu sử. Đó là vào mùa Đông năm 1944, cụ Xuân đi bán hàng ăn ở Hải Phòng rồi tình cờ quen ông Shimizu Yoshiharu (sinh năm 1919, người Nhật Bản). Mối tình ngày ấy bắt đầu bằng lời tỏ tình rất ngô nghê. “Ông ấy chỉ hỏi một câu bằng tiếng Nhật là cô Xuân đã có người yêu chưa, thế là tôi nhận lời và nên duyên vợ chồng”.

Năm 1945, hai người tổ chức đám cưới. Ông Shimizu Yoshiharu lấy tên Việt Nam là Nguyễn Văn Đức, tham gia quân đội Việt Minh, thực hiện công tác huấn luyện binh lính tại nhiều địa phương. Và dù ông đi tới đâu, cụ Xuân đều bồng bế con theo tới đó.

Xúc động với câu chuyện nhân văn đầy cảm động về Cụ Xuân ảnh 1

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vào một ngày năm 1954, ông Đức nói với vợ mình phải quay về Nhật Bản, rằng đó là chuyến công tác khá dài, nhiều nhất có thể mất 1 năm. Chia tay chồng, cụ Xuân trở lại ngôi nhà nhỏ ở Hà Nội, gồng gánh nuôi 3 con nhỏ, ngày ngày đợi chờ người đi xa trở về. Nhưng cụ cứ đợi, năm này qua tháng khác, cho đến lúc các con đều đã lớn... người đi cứ đi mãi, không bao giờ thấy quay lại.

Tưởng chồng đã mất vì chiến tranh, cụ Xuân chọn ngày cuối cùng gặp chồng để làm ngày giỗ. Thế nhưng trong sâu thẳm, cụ luôn nuôi hy vọng ông Đức vẫn còn sống. Trải qua nhiều khó khăn, biết bao lần hỏi thăm tin tức, năm 2006, lần đầu tiên sau 52 năm xa cách, cặp vợ chồng ngày nào gặp lại nhau nhưng lúc này, ông Đức lại dẫn thêm vợ và 3 người con từ Nhật Bản, cùng sang Việt Nam, thăm mẹ con cụ Xuân.

Xúc động với câu chuyện nhân văn đầy cảm động về Cụ Xuân ảnh 2

Khoảnh khắc gặp lại ông Đức, bao nhiêu giận hờn trong lòng cụ Xuân bỗng chốc tan biến. Đến cuối cùng chỉ còn lại tình yêu thương. “52 năm sau gặp lại, tôi cảm giác tình yêu của ông ấy vẫn không thay đổi”. Cụ Xuân bảo, trước khi sang Việt Nam, ông Đức cũng từng gửi một lá thư xin lỗi rất cảm động. Trong thư, ông Đức nói sức khỏe đã rất yếu nhưng vì muốn sang Việt Nam thăm mẹ con cụ Xuân nên sẽ cố gắng rèn luyện bản thân, hồi phục phần nào để có thể giữ trọn lời hứa.

Cụ Xuân bảo tình yêu vốn không có luật lệ, không có đúng sai. Cho đến cuối cùng, tình yêu đẹp hay không đẹp, tất cả đều do cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá. Hơn nửa thế kỷ đợi chờ, khi nhớ lại dường như những năm đó với cụ Xuân chỉ như một thoáng đợi chờ dễ dàng bị xóa mờ. Chỉ có kỉ niệm và tình yêu đẹp mới là thứ cụ không thể quên.

Xúc động với câu chuyện nhân văn đầy cảm động về Cụ Xuân ảnh 3

Một ngày nắng gắt tháng 5/2017, cụ Xuân nhập viện. Khi đó con tim cụ mệt quá rồi sau 94 năm hoạt động, bác sĩ còn chẩn đoán cụ bị suy phổi dẫn đến tràn dịch… Lắm lúc nằm viện cụ đòi về, con gái cụ bảo: “Giờ cho mẹ về để mẹ chết à?”. Cụ nói: “Chết cũng được, chết để đi tìm ông Shimizu”.

Những ngày cận kề chuyến bay sang Nhật, gia đình cụ Xuân nhận được tin bệnh tai biến của ông Đức ngày một nặng thêm. Và mọi chuyện thực sự đã xấu đi. Lần thứ hai hội ngộ, con gái cụ Xuân ôm bố chặt hơn, nâng niu hơn, cẩn thận hơn… qua hũ đựng tro. Lần này, con mất bố, vợ mất chồng thật rồi!

Đúng theo nguyện vọng của hai bên gia đình, hài cốt cụ Đức đã về Việt Nam, để gần cụ Xuân, gần gia đình hơn. Khoảng cách 4.000 km giờ cũng chẳng còn là gì, vì một phần người chồng cuối cùng đã về với mẹ con cụ Xuân.

ĐÔNG QUÂN - Ảnh: Ekip cung cấp

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ký ức mùa Hè của tôi: Nhớ dàn đồng ca của riêng mùa hạ, kẻ thì lạ người phải chia xa

Ký ức mùa Hè của tôi: Nhớ dàn đồng ca của riêng mùa hạ, kẻ thì lạ người phải chia xa

HHT - Lạ thay, ngay lúc này, tôi lại nhớ hình dáng của ve, tiếng kêu của chúng. Con người ta chỉ thấy nhớ và nuối tiếc một thứ gì đó khi nó không còn tồn tại xung quanh ta nữa. Thật vậy, khi viết những dòng chữ này, tôi ao ước được chạm tay vào đôi cánh mỏng của chúng thêm một lần nữa.
Một Người Phụ Nữ - món quà dành cho mẹ của tác giả đạt Nobel văn chương 2022

Một Người Phụ Nữ - món quà dành cho mẹ của tác giả đạt Nobel văn chương 2022

HHT - Bằng thứ văn phong “phẳng”, lạnh lùng tưởng như vô cảm, các tác phẩm của Annie Ernaux lại có sức mạnh khơi dậy sự đồng cảm nơi người đọc một cách kỳ lạ. Nhiều cuốn trong số đó đã được đưa vào giảng dạy tại các trường học ở Pháp. Nổi bật trong số đó phải kể tới cuốn “Một Người Phụ Nữ” - cuốn sách được xem là bức chân dung kể về người mẹ của Annie Ernaux.
Bạn tốt như người thắp đèn, thắp lên ánh sáng lấp lánh mà chính mình bỏ quên

Bạn tốt như người thắp đèn, thắp lên ánh sáng lấp lánh mà chính mình bỏ quên

HHT - Có lẽ sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy chưa đủ niềm tin vào bản thân, chưa đủ yêu thương chính mình, và vì thế mà chúng ta tự ti. Những người yêu thương chúng ta khi đó sẽ trở thành người thắp đèn, thắp lên cho chúng ta thứ ánh sáng để chúng ta nhận ra mình cũng có thể tỏa sáng, thậm chí là lấp lánh.