Bài thơ trong sách Ngữ văn 6 bị đem ra "mổ xẻ", tác giả đáp trả gây thêm tranh cãi

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bài thơ "Bắt nạt" trong SGK tiếng Việt lớp 6 tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đang gây tranh cãi gay gắt. Nội dung bài thơ phản ánh một vấn nạn phổ biến trong học đường, đó là học sinh bắt nạt nhau.

Dù từng tạo nên "cơn sốt" tranh luận vào năm 2021 khi chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng ở lớp 6 nhưng những ngày qua, dư luận vẫn đổ dồn sự chú ý vào bài thơ "Bắt nạt". Đây là bài thơ của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh in trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), trang 27-28, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2021. Bài thơ được trích từ tập thơ "Ra vườn nhặt nắng" (NXB Thế giới, Hà Nội, 2017, trang 24-25).

Bài thơ trong sách Ngữ văn 6 bị đem ra "mổ xẻ", tác giả đáp trả gây thêm tranh cãi ảnh 1
Bài thơ trong sách Ngữ văn 6 bị đem ra "mổ xẻ", tác giả đáp trả gây thêm tranh cãi ảnh 2

Bài thơ gồm 8 khổ, mỗi khổ 4 dòng, nội dung xuyên suốt nói về những mặt tiêu cực, không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các bạn học sinh không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình.

Tuy nhiên, khi đọc bài thơ này, không ít phụ huynh bức xúc khi cho rằng cách gieo vần lủng củng và thiếu lô-gíc. Cũng có người nhận xét nội dung bài thơ quá trẻ con. Những câu từ như "trêu mù tạt", "nhảy híp-hóp cho hay"... bị nhận xét vô tri, so sánh khập khiễng, không có giá trị về ý nghĩa.

Mới đây, khi bài thơ lại một lần nữa gây dậy sóng cộng đồng mạng, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh cũng đã có những chia sẻ trên trang cá nhân. Cụ thể, tác giả này cho rằng, việc chọn bài "Bắt nạt" vào SGK là một sự tiến bộ của nền giáo dục vì chọn đúng cái hay nhất, tốt nhất cho trẻ em và dám chọn cái mới có thể gây tranh cãi.

Trước quan điểm cho rằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ "mù tạt" hay "híp-hop" là không hợp lý, bởi lẽ các bạn nhỏ ở lứa tuổi này chưa có đủ kiến thức để hiểu được dụng ý so sánh như vậy, Hoàng Linh phản biện:

"Bạn nói trẻ em ở quê, ở miền núi không biết đến "híp-hop" hay "mù tạt" là bạn coi thường người ta, bạn không xem Rap Việt hay kênh "Nhịp sống Tây Bắc" à? Và có rất nhiều thứ mới chúng ta không biết nhờ được đưa vào sách, vào bài học mà chúng ta biết thêm, đó chính là sự học, sự mở mang kiến thức. Đừng bắt người khác và sự học hỏi, phát triển của họ chỉ được sống trong giới hạn đầu mình vì vừa không thể làm được điều đó vừa biến mình thành kẻ lạc hậu, bảo thủ".

Tác giả cũng cho biết, trước khi bài "Bắt nạt" được in thì đã có những ý kiến chê bai của dư luận và của không ít giáo viên: "Nhưng những người làm sách vẫn bảo vệ quan điểm đưa bài "Bắt nạt" vào SGK Ngữ văn 6 là xứng đáng và cần thiết. Họ cũng có được sự ủng hộ của không ít giáo viên và cũng đã giải trình thành công với Bộ trưởng Bộ Giáo dục trước những thông tin về dư luận. Chặng đường bài "Bắt nạt" vào SGK không ngắn hơn trí não và thẩm mỹ của nhiều người phản đối đâu.

Tôi được những người làm sách tự chia sẻ những quyết tâm và khó khăn khi muốn đưa bài thơ đến cho các em học sinh. Khi tập huấn cho giáo viên toàn quốc cách dạy bài thơ, họ cũng cập nhật với tôi sự hào hứng của nhiều giáo viên sẵn sàng đưa cho học sinh một bài giảng hay, thảo luận sôi nổi. Tôi rất cảm ơn họ vì sự trân trọng tác phẩm của mình và sự tử tế, nỗ lực đưa tác phẩm hay đến với các em.

Tôi không quá bận tâm chuyện được vào SGK hay không, tôi đã từ chối vào 3 cuốn SGK khác gần như cùng thời điểm dù nếu đồng ý thì tôi đã tạo nên 1 kỷ lục, có thêm những bài duy mỹ hoàn hảo trong SGK để độc giả phải xuýt xoa và khó có người nào dám làm phiền văn chương của tôi nữa.

Thứ tôi nhìn thấy ở tương lai là sự kính trọng của làng văn thế giới với trình độ hàng đầu trong vô số tác phẩm và sự cống hiến phần lớn cuộc đời cho văn chương, nghệ thuật. Những danh vọng như vào SGK không phải là chuyện lớn mà tôi coi đó là chuyện có ích cho trẻ em, cho dân trí nước nhà nhiều hơn. Đó là lí do tôi đồng ý đưa bài "Bắt nạt" vào SGK dù biết trước sẽ gặp nhiều phiền phức..." - tác giả Hoàng Linh chia sẻ.

Hiện những phản hồi từ tác giả bài thơ "Bắt nạt" vẫn đang nhận về không ít ý kiến trái chiều.

Bài thơ trong sách Ngữ văn 6 bị đem ra "mổ xẻ", tác giả đáp trả gây thêm tranh cãi ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

3 ngày tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc tại tỉnh Điện Biên là niềm vinh dự to lớn của mỗi đại biểu thiếu nhi. Được tới thăm những địa danh, gặp gỡ những nhân chứng làm nên lịch sử hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang lại cảm xúc không thể nào quên với các bạn nhỏ.
“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng

“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng

Ngày 26/4, Đoàn đại biểu Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024 do đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư làm trưởng đoàn đã tới thăm khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.