Cá nhân, tổ chức làm giả sao kê, biên lai chuyển khoản có thể nhận mức phạt ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cá nhân, tổ chức làm giả sao kê, làm giả biên lai chuyển khoản ngân hàng có thể phạm tội đưa tin giả, mức phạt lên đến 7,5 triệu đồng; gian lận, chiếm đoạt tiền từ thiện, hỗ trợ thiên tai có thể bị xử lý hình sự.

Hôm qua 12/9, trên fanpage chính thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố thống kê số tiền ủng hộ qua số tài khoản Vietcombank 0011.00.1932418 từ ngày 1/9 đến ngày 10/9.

Cá nhân, tổ chức làm giả sao kê, biên lai chuyển khoản có thể nhận mức phạt ra sao? ảnh 1

Fanpage chính thức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố thống kê số tiền ủng hộ nhận được sự quan tâm lớn của người dân.

Theo đó, sao kê dài 12.028 trang, thống kê chi tiết thời gian, số tiền cũng như nội dung giao dịch của người dân, từ những giao dịch vài nghìn đồng đến hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng, tất cả đều là tấm lòng của nhân dân cả nước để ủng hộ đến những đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3.

Cũng từ đây, cộng đồng mạng đã phát hiện ra hành vi chỉnh sửa hình ảnh của một số cá nhân để "thổi phồng" số tiền đã ủng hộ, nhằm đánh bóng tên tuổi, "phông bạt" trên mạng xã hội.

Cá nhân, tổ chức làm giả sao kê, biên lai chuyển khoản có thể nhận mức phạt ra sao? ảnh 2

Chủ tài khoản vội đóng trang cá nhân sau khi dân mạng phát hiện số tiền 100 triệu đồng ủng hộ chỉ là sản phẩm của phần mềm chỉnh sửa, còn thực tế chỉ chuyển 10.000 đồng.

Trao đổi với báo Dân Việt, TS.LS Đặng Văn Cường (Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, tấm lòng với bà con vùng lũ ít hay nhiều phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người, không ai chê trách từ thiện nhiều hay ít miễn là từ tâm. Tuy nhiên khi sửa biên lai chuyển tiền, photoshop biên lai để thể hiện tăng số tiền từ thiện thì không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Luật sư Cường cho hay, nếu kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy hành vi sửa biên lai chuyển tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận, ảnh hưởng đến hoạt đống thống kê, phân phát tiền từ thiện, gây ra dư luận xấu thì người thực hiện hành vi làm biên lai giả, đưa tin sai sự thật lên không gian mạng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ theo quy định tại Điều 331 BLHS.

Còn trường hợp hành vi làm giả biên lai chuyển tiền rồi đăng công khai lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sự thật về việc chuyển tiền từ thiện này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10-20 triệu đồng với tổ chứcphạt từ 5-10 triệu đồng với cá nhân.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân...

Cá nhân, tổ chức làm giả sao kê, biên lai chuyển khoản có thể nhận mức phạt ra sao? ảnh 3

Bên cạnh đó, theo Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Hừng Đông, (Đoàn LS TP Hà Nội) chia sẻ với Vietnambiz, hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, hành vi làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vạy, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối để bỏ trốn hoặc chiếm đoạt tài sản đó.

Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ. Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thủ đoạn lừa đảo mới: Kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cấp mật khẩu

Thủ đoạn lừa đảo mới: Kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cấp mật khẩu

HHT - Các đối tượng lừa đảo hiện nay có thể biết số tài khoản ngân hàng và cố tình đăng nhập sai mật khẩu nhiều lần để làm khóa tài khoản. Sau đó, gọi điện tự xưng là nhân viên ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu làm theo hướng dẫn để cấp lại mật khẩu. Thật ra, đây là chiêu lừa nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.