Trường Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM (UIT) công bố sớm nhất định hướng tuyển sinh cho năm học 2024 - 2025. Với tổng số chỉ tiêu dự kiến hơn 2.500 sinh viên, trường dự định dành hơn 68% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. HCM và Hà Nội tổ chức. Với số chỉ tiêu còn lại, trường dành khoảng 25% cho phương thức xét tuyển thẳng và ƯTXT theo quy định của BGD&ĐT, ĐHQG - TPHCM và Trường ĐH CNTT (UIT), xét tuyển dựa trên các CCQT về KHTN và XH hoặc chứng chỉ Ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật (dự 7% tổng chỉ tiêu).
Trong năm 2024, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM dự kiến duy trì ổn định các phương thức tuyển sinh như những năm trước. Trường sẽ dành đến 90% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT cùng với thành tích cá nhân và hoạt động xã hội… Với số chỉ tiêu còn lại, trường dành cho phương thức xét tuyển thẳng hoặc ƯTXT theo quy chế của Bộ GD&ĐT và ĐHQG – HCM, xét tuyển thí sinh có CCQT hoặc thí sinh người nước ngoài, xét tuyển thí sinh học tập theo chương trình liên kết quốc tế.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM dự kiến tăng 10% chỉ tiêu trong năm 2024, nâng tổng chỉ tiêu lên hơn 3.900 sinh viên. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho nền công nghiệp vi mạch - bán dẫn, trường dự kiến mở hai ngành mới là thiết kế vi mạch và khoa học công nghệ bán dẫn.
Theo đó, sinh viên điểm cao trúng tuyển vào 7 ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, gồm: Nhóm ngành vật lí học; hải dương học; kỹ thuật hạt nhân; địa chất học; kỹ thuật địa chất; khoa học môi trường; công nghệ kỹ thuật môi trường sẽ nhận được học bổng toàn phần và bán phần (100% học phí và học bổng bán phần 50% cho năm học đầu tiên).
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên dành tặng học bổng toàn phần và bán phần cho tân sinh viên năm học 2024 – 2025. |
Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM (UEL) cho biết năm 2024, nhà trường dự kiến tuyển 2.600 sinh viên, tăng 200 so với năm ngoái. Trường dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức (tối đa 50% chỉ tiêu). Ngoài ra, thí sinh có thể tham gia xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp (30-50% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM (tối đa 20%), xét chứng chỉ quốc tế kết hợp với học bạ hoặc chứng chỉ SAT/ACT/IB/A-Level (tối đa 10%); tuyển thẳng (5%).
Trường Đại học Luật TP.HCM tuyển sinh đại học chính quy bằng hai phương thức. Theo đó, trường sẽ áp dụng hai phương thức tuyển sinh gồm: Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo đề án tuyển sinh của trường với 45% chỉ tiêu và phương thức dựa vào xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với 55% chỉ tiêu.
Đối tượng xét tuyển sớm gồm thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/Pháp/Nhật và thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT có điểm trung bình trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất theo danh sách của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Luật TPHCM giảm 5% chỉ tiêu so với năm 2023. Ảnh: Internet |
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tăng chỉ tiêu và áp dụng 5 phương thức tuyển sinh cho năm 2024. Năm nay, trường tiếp tục giữ ổn định 5 phương thức tuyển sinh, dự kiến tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2023, lên gần 3.700 chỉ tiêu.
Theo đó, phương thức xét tuyển thẳng, ƯTXT theo quy chế của Bộ GD&ĐT, ĐHQG - HCM và thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2024 với 20 - 25% tổng chỉ tiêu; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2024 với 40 - 55% tổng chỉ tiêu; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức với 35 - 50% tổng chỉ tiêu; ƯTXT học sinh là thành viên đội tuyển của tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi HSGQG hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố; thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài; thí sinh có thành tích trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao, 1 - 5% tổng chỉ tiêu.