Chủ nhà trọ chưa bị xử phạt, sinh viên vẫn chịu giá điện cao "ngất ngưởng"

Chủ nhà trọ chưa bị xử phạt, sinh viên vẫn chịu giá điện cao "ngất ngưởng"
HHT - Mặc dù quy định về định mức giá điện tại các khu trọ đã có từ lâu nhưng các chủ nhà trọ dường như “không quan tâm”. Họ vẫn thu tiền điện với giá cao hơn quy định dù biết mình có khả năng bị phạt tới 10 triệu đồng.

Mùa Hè khiến cho nhu cầu sử dụng điện tăng lên đáng kể, kéo theo đó là nỗi lo về giá điện, đặc biệt là với sinh viên và những người lao động ngoại thành đang thuê trọ tại Hà Nội. Đa số các phòng trọ ở thủ đô hiện thu tiền điện ở mức 4,000đ/ kWh, thậm chí một số chủ nhà còn sẵn sàng nâng giá lên 4,500đ đến 5,000đ/ kWh.

Hầu hết các phòng trọ đều có đồng hồ đếm số điện. Nhưng ít  khi các bạn lên xem, số điện hàng tháng phần lớn do chủ nhà báo.

Thực tế này khiến rất nhiều sinh viên và người lao động bức xúc, bởi theo Điều 10, Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương quy định: "Trường hợp chủ nhà trọ đứng tên ký hợp đồng mua bán điện sẽ được cấp định mức hoặc áp 1 giá theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (nếu không xác định được số hộ). Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (từ 101 - 200 kWh: 1.858 đồng/ kWh chưa bao gồm VAT) cho toàn bộ sản lượng điện. Chủ nhà trọ nào mà thu tiền điện của người thuê trọ cao hơn giá quy định sẽ bị xử phạt từ 7 - 10 triệu đồng". Dù vậy, quy định này vẫn chẳng làm “lung lay” giá điện “cao ngất” tại nhiều khu trọ.

“4K/ số điện là còn may mắn đó, nhiều nhà trọ còn thu đến 5K/ số. Phòng mình ở đang tính giá 4K/ số, ấy vậy mà trung bình một tháng vẫn hết gần 250K tiền điện. Giờ thì lại đến Hè, nộp tiền điện thôi mà cũng xót hết cả ruột” - Bạn L.G.V - sinh viên thuê trọ tại Hà Nội chia sẻ.

Thậm chí tại nhiều phòng trọ, tiền điện đã lên đến con số hàng triệu đồng. Bạn Hà Tuyết (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết “Tháng đầu tiên nhà mình cũng chỉ hết có 150K, rồi dần dần tháng nào cũng tăng thêm cả trăm nghìn, đỉnh điểm là tháng vừa rồi mất gần 1 triệu. Trong khi nhà có mỗi 1 quạt, 1 tủ lạnh và một vài thiết bị sạc thôi. Với cả bọn mình có ở nhà mấy đâu, đi làm từ 8h sáng đến đêm, có hôm 1h sáng mới về thì dùng mấy, chẳng hiểu sao lại hết nhiều tiền điện tới vậy”.

Tiền điện, nước của một nhà trọ có giá 5K/kWh (Ảnh: FB Nguyễn Văn Hương).

Khi được hỏi về việc có biết quy định của Bộ Công thương về quy định mức giá thu tiền điện không thì hầu như tất cả các bạn sinh viên và chủ nhà trọ đều nắm được. Cô N. - chủ một khu nhà trọ tại quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: “Quy định thì quy định vậy thôi cháu. Ở đây ai cũng biết nhưng cũng không dám phá giá. Nó giống như "luật ngầm" rồi, với cả phòng toàn cho người lao động ở nên giá thấp lắm. Nếu rút tiền điện thì cô lại phải tăng tiền nhà lên thôi.”

“Mùa Hè càng nóng nhu cầu sử dụng điện càng cao nên điện càng đắt, không có chuyện bị phạt đâu, cố mà dùng khoa học thôi” - Bạn S.R chia sẻ. 

“Không đồng ý thì lên phường, mà lên phường thì ra đường đấy xem có dám ý kiến không?” –Một bạn sinh viên cho biết.

Một số khu nhà trọ cũng có biên lai hay giấy viết tay nhưng dường như đều không có ý nghĩa pháp lý. (Ảnh: fb Trịnh Thanh Huyền).

Đa số các bạn sinh viên, công nhân hay người lao động đều đang phải gánh mức giá điện cao hơn so với quy định mà các chủ nhà trọ đưa ra nhưng không phải ai cũng lên tiếng để giành quyền lợi cho bản thân vì lo sợ rằng “lợi thì chưa thấy nhưng lại ra ở ngoài đường". Hơn nữa giá điện, nước, dịch vụ khi đi thuê trọ đều được người đi thuê trọ và chủ nhà bàn bạc, thoả thuận và đi đến thống nhất ngay từ khi làm hợp đồng thuê trọ. Thông thường, các chủ nhà trọ đều thu một khoản tiền cọc, nếu huỷ hợp đồng thuê giữa chừng hoặc chậm trễ trong việc nộp tiền nhà, tiền điện nước thì chủ nhà trọ sẽ trừ thằng vào khoản tiền cọc đó, khi ấy chỉ có người đi thuê trọ là chịu thiệt thòi.

Liệu có giải pháp thực tế nào khả thi để đảm bảo quyền lợi cho những người đi thuê trọ?                         

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.