Năm 14 tuổi, Skye bị một ký sinh trùng (Acanthamoeba Keratitis) trong giác mạc của mình và phá hủy dần đi đôi mắt của cô trước khi tình trạng này phát triển thành ME (Myalgische Enzephalomyelitis) hay còn được gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Skye tâm sự sau 5 năm kể từ khi cô bị ký sinh trùng rơi vào mắt hủy hoạt đôi mắt mình, cho đến nay cô vẫn không biết được loài ký sinh trùng này đã chết hay vẫn có thể thức dậy và tiếp tục phá hoại đôi mắt mình.
Với cô cuộc sống bây giờ chỉ là sự tồn tại chứ không phải một cuộc sống thực thụ. Cô chỉ giam mình trong phòng riêng mặc cảm nhìn bạn bè của mình ngày ngày vẫn vui đùa và đi theo những con đường và sống một cuộc sống do họ lựa chọn.
Các bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng này phải dùng thuốc nhỏ mắt để diệt ký sinh trùng cách 10 phút một lần và trong vòng 7 ngày liên tục. Điều này cũng có nghĩa là họ hoàn toàn không thể có một giấc ngủ trọn vẹn trong cả một tuần lễ, đi kèm đó là sự đau đớn, mệt mỏi và tuyệt vọng. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi Skye dừng các đơn thuốc mà các bác sĩ đã kê đơn để điều trị vấn đề về mắt, cô bắt đầu có triệu chứng của ME. Đây là một tình trạng thần kinh gây ra kiệt sức, đau đớn, sương mù não và một loạt các triệu chứng khác, chẳng hạn như khó chịu sau khi gắng sức.
Hiện tại, Skye đang sống trong sự sợ hãi vì sự tồn tại không mời mà đến của ký sinh trùng trong mắt cô. Điều đó có thể sẽ đe dọa đến tính mạng của cô. Cô kể ra câu chuyện của bản thân mình để muốn mọi người hãy nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của Hội chứng ME này và cũng đồng thời đánh dấu Ngày Nhận thức về Hội chứng ME đầy nguy hiểm (Severe ME Awareness Day - 08/08).
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh, trường hợp mắt bị nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba Keratitis là khá hiếm gặp. Đây là loại ký sinh trùng có thể tìm thấy ở trong hầu hết các loại đất, nước ngọt và nước biển. Nếu không được điều trị kịp thời, ký sinh trùng có thể gây ra các vấn đề về mắt, gây tê liệt hoặc thậm chí là chết người khi nó ăn qua mắt và vào tủy sống của người bệnh.