Cúp cao 36,8 cm; nặng 6,1 kg; được làm từ vàng 18 carat với đế bằng malachite (đá lông công). Đế cúp khắc năm sản xuất và tên của mỗi quốc gia vô địch kể từ năm 1974. Theo dự đoán của FIFA, năm 2038, đế cúp sẽ không đủ chỗ để khắc tên đội vô địch. Chiếc cúp có giá trị ước tính khoảng hơn 10 triệu USD.
![]() |
Với giá trị về vật chất và tinh thần lớn như vậy, nên chiếc cúp thường chỉ được xuất hiện trong lễ bốc thăm chia bảng, trận chung kết World Cup, các tour quảng bá World Cup do FIFA tổ chức. Sau đó chiếc cúp lại được chuyển vào bảo tàng bóng đá của FIFA ở Thụy Sĩ. Chiếc cúp này là phiên bản thứ hai được chế tác bởi nghệ nhân người Ý Silvio Gazzaniga vào năm 1974.
![]() |
Phiên bản đầu tiên của cúp vô địch World Cup là là cúp Jules Rimet được trao từ 1930 đến 1970. Tên gọi ban đầu của cúp Jules Rimet là Chiến thắng (Victory), nhưng sau đó được đổi theo tên của cựu Chủ tịch FIFA là Jules Rimet để tôn vinh ông. Cúp Jules Rimet được làm từ vàng mạ bạc nguyên chất và đá màu xanh da trời, cúp mang biểu tượng vị thần chiến thắng của Hy Lạp. Ban đầu FIFA quy định, đội nào vô địch thế giới 3 lần sẽ được giữ cúp vĩnh viễn. Năm 1970, Brazil đã làm được điều đó. Tiếc rằng chiếc cúp đã bị mất cắp vào năm 1983.
![]() |
Kể từ ngày ấy, FIFA quyết định không trao vĩnh viễn cúp cho bất cứ đội bóng nào. Các đội bóng sẽ chỉ được chạm tay vào cúp trong đêm chung kết, còn lại họ sẽ được trao phiên bản “super fake” của chiếc cúp này.
![]() |